Cảnh báo tình trạng thoái hóa khớp ở người trẻ từ 20 - 30
Thoái hóa khớp ở người trẻ có xu hướng tăng cao trong nhiều năm trở lại đây. Không ít người trẻ 20 tuổi bị đau lưng, đau cổ, đau khớp khám ra mới biết khớp đã bị thoái hóa giai đoạn nặng. Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, vị trí khớp thoái hóa thường gặp và cách điều trị hiệu quả thoái hóa khớp ở người trẻ, cùng Geneworld tìm hiểu ngay.
Tình trạng thoái hóa khớp ở người trẻ
Nếu như trước đây thoái hóa khớp thường gặp ở những người lớn tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc làm các công việc nặng nhọc thì trong nhiều năm trở lại đây, thoái hóa khớp có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện cả ở những người trẻ trong độ tuổi thanh niên 20 - 30.
Theo thông tin đăng trên Báo Tuổi Trẻ (2016), Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho biết đã từng phẫu thuật thay khớp cho bệnh nhân nữ 22 tuổi do thoái hóa khớp háng giai đoạn 3 ở cả 2 bên khớp. Bệnh nhân không đi lại được, khi tới khám tại Bệnh viện thì khớp đã hư hoàn toàn, buộc phải thay khớp nhân tạo.
Trường hợp đăng trên báo VN Express (2024), bệnh nhân 28 tuổi là nhân viên văn phòng bị đau lưng do đặc thù làm việc máy tính, ngồi nhiều và thừa cân. Khi đi khám, bác sĩ chẩn đoán bị mắc thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm & gai cột sống.
Đa số những người trẻ bị thoái hóa khớp tới bệnh viện khám thì bệnh đã bước vào giai đoạn nặng do tâm lý chủ quan, khi có dấu hiệu đau thường bỏ qua hoặc tự ý dùng giảm đau thay vì đi khám bác sĩ.
Đối tượng người trẻ có nguy cơ cao mắc thoái hóa khớp:
- Nhân viên văn phòng: Tư thế làm việc sai, ngồi lâu ở một tư thế, ít vận động
- Học sinh, sinh viên: Tư thế ngồi sai, ngồi lâu
- Người thừa cân, béo phì: Tiêu thụ thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ dẫn đến thừa cân
- Người chơi thể thao: Tập luyện không đúng cách, nguy cơ chấn thương cao
- Người lao động: Mang vác đồ nặng, đứng/ ngồi trong thời gian dài
>>> Xem thêm: Hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng xquang và cách điều trị bệnh
Nguyên nhân chính gây thoái khớp ở người trẻ
Nguyên nhân thoái hóa khớp ở người trẻ bắt nguồn từ lối sống sinh hoạt thiếu khoa học: Tư thế ngồi sai, ngồi ì quá lâu, lười vận động, tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn vặt dầu mỡ và các chấn thương trong quá trình vận động, sinh hoạt… gây rối loạn miễn dịch, làm tăng áp lực lên mô sụn, tăng khả năng gây viêm, giảm chất lượng dịch khớp... khiến khớp nhanh chóng bị thoái hóa.
- Thừa cân, béo phì do tiêu thụ thực phẩm dầu mỡ, đồ ngọt, thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gấp 4 - 5 lần người bình thường.
- Tư thế ngồi sai, ngồi ì lâu gây căng cơ và làm tăng áp lực lên khớp/ mô sụn, thúc đẩy quá trình viêm, bào mòn sụn khớp.
- Lười vận động khiến cho chất lượng dịch khớp suy giảm, lưu lượng máu lưu thông giảm, gây đau, cứng khớp, sụn khớp kém linh hoạt
- Chấn thương do luyện tập sai cách hay bất cẩn xảy ra lặp đi lặp lại khiến khớp bị viêm và dần chuyển sang thoái hóa khớp.
Các bệnh thoái hóa khớp thường gặp ở người trẻ:
- Thoái hóa cột sống thắt lưng
Ở giai đoạn đầu của thoái hóa khớp, người trẻ chưa cảm nhận được đau nhiều và thường bỏ qua các triệu chứng này (lớp sụn khớp mới chỉ bị bào mòn 1 phần nhỏ). Cùng với thời gian, thoái hóa khớp diễn tiến nặng, sụn khớp bị mài mòn nhiều, gai xương hình thành, người bệnh sẽ cảm nhận rõ các cơn đau nhức liên tục, cứng khớp , tiếng kêu lục cục khi di chuyển, có thể kèm theo sưng tấy… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như mất xương, hoại tử xương, bại liệt phải dùng đến xe lăn…
>>> Xem thêm: Thoái hóa khớp gối có chữa được không? Cách điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả
>>> Xem thêm: Bài tập thoái hóa khớp háng giúp cải thiện bệnh hiệu quả
Điều trị thoái hóa khớp từ sớm có ý nghĩa gì?
Thoái hóa khớp ở người trẻ làm giới hạn quá trình vận động hàng ngày, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sinh hoạt và làm việc. Đồng thời, bệnh cũng kéo theo các biến chứng bại liệt khi ở độ tuổi còn rất trẻ. Vậy nên, việc điều trị thoái hóa khớp ở người trẻ từ giai đoạn sớm đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và quản lý tình trạng này.
- Ngăn ngừa tiến triển của bệnh: Điều trị từ sớm khi bệnh mới chớm, có thể giúp bảo tồn khớp & ngăn chặn tiến triển bệnh ở giai đoạn nặng hơn.
- Giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống: Bước vào giai đoạn nặng, triệu chứng đau ngày càng tăng, điều trị sớm giúp giảm đau, giảm thời gian hứng chịu cơn đau, từ đó cải thiện chất lượng sống của người bệnh.
- Tăng cơ hội phục hồi: Tạo điều kiện cho quá trình phục hồi diễn ra tốt hơn và giúp khôi phục chức năng khớp nhanh chóng hơn.
- Tránh các biến chứng: Giảm thiểu nguy cơ để lại các biến chứng xấu tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Khi phát hiện các triệu chứng thoái hóa khớp, người bệnh cần chủ động thăm khám từ sớm để được bác sĩ chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, kịp thời.
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp
Xác định vị trí thoái hóa khớp, giai đoạn và tình trạng sức khỏe người bệnh giúp chọn đúng phương pháp và nâng cao hiệu quả điều trị. Một số phương pháp được chỉ định trong điều trị thoái hóa khớp bao gồm:
- Thay đổi lối sống khoa học bằng cách giảm cân giảm áp lực lên khớp, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, hạn chế thuốc lá, rượu bia, bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu canxi, omega-3, vitamin...
- Chườm nóng/ lạnh lên khớp giúp làm giảm các cơn đau do thoái hóa khớp. Người bệnh có thể tự chuẩn bị túi chườm, chườm trực tiếp lên vùng khớp thương tổn.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau như Paracetamol, thuốc chống viêm không thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và bổ sung thêm các dưỡng chất Collagen Peptide, Glucosamine… hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa.
- Vật lý trị liệu gồm điện trị liệu, các bài tập, xoa bóp với các thiết bị công nghệ hỗ trợ tiên tiến giúp giảm đau, cải thiện chức năng vận động & tăng cường khả năng phục hồi.
- Phẫu thuật bao gồm nội soi khớp gối, phẫu thuật thay khớp, đục xương sửa trục… được thực hiện khi bệnh xảy ra ở giai đoạn nặng, không hiệu quả với các phương pháp khác.
- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân PRP với hàng chục yếu tố tăng trưởng và Cytokine giúp kháng viêm giảm đau, kích thích tái tạo mô sụn thương tổn, đẩy nhanh quá trình tự chữa lành của cơ thể, tăng sản sinh dịch khớp, giảm cọ xát khi di chuyển. Đây được xem là giải pháp an toàn, hiện đại, hiệu quả từ gốc. Thích hợp dùng trong điều trị thoái hóa khớp, bảo dưỡng/ tăng cường sức khỏe khớp hoặc đẩy nhanh quá trình phục hồi sau phẫu thuật thoái hóa khớp.
Cùng với quá trình điều trị thoái hóa khớp, bộ KIT tách huyết tương giàu tiểu cầu được sử dụng nhằm tách chiết các thành phần của máu, hoạt hóa & giải phóng yếu tố tăng trưởng, mang lại hiệu quả trị liệu tốt nhất. Theo đó, bộ KIT - NEW PRP PRO KIT của thương hiệu Geneworld được các bệnh viện, phòng khám tin chọn. Bộ KIT được nghiên cứu & sản xuất thành công năm 2013, và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành cùng năm. Với dây chuyền sản xuất đạt chuẩn GMP FDA, ISO 13475:2016, GMP WHO cùng khả năng làm giàu 6 - 8 lần tiểu cầu, hoạt hóa tối ưu yếu tố tăng trưởng, Quý bệnh viện, phòng khám hoàn toàn có thể an tâm sử dụng NEW PRP PRO KIT trong quy trình tách huyết tương giàu tiểu cầu chuẩn y khoa.
>>> Xem thêm: Điều trị thoái hóa khớp bằng liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối
>>> Xem thêm: Review PRP huyết tương giàu tiểu cầu và những sai lầm thường gặp
>>> Xem thêm: Giá 1 mũi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu bao nhiêu? Cần liệu trình bao lâu để điều trị khỏi
>>> Xem thêm: Địa chỉ tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tại TPHCM uy tín, được đánh giá cao
Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp ở người trẻ
Để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp ở người trẻ, có một số biện pháp và hành động quan trọng sau đây mà họ có thể thực hiện:
- Duy trì cân nặng lý tưởng (BMI từ 18,5 - 24,9) giúp giảm áp lực lên khớp, giảm nguy cơ thoái hóa khớp trong tương lai
- Điều chỉnh tư thế làm việc, đảm bảo tư thế ngồi, đứng đúng. Cứ 1 - 2 giờ làm việc hãy đứng lên vận động để giảm căng thẳng lên khớp
- Vận động đều đặn, thường xuyên giúp tăng cường cơ bắp xung quanh khớp, cải thiện sự linh hoạt và giữ cho khớp khỏe mạnh
- Sử dụng thiết bị bảo hộ khi tham gia các hoạt động thể thao hoặc công việc có nguy cơ gây chấn thương cho khớp
- Ăn uống cân đối và giàu canxi, vitamin D, omega-3 và các chất dinh dưỡng khác giúp duy trì sức khỏe của xương khớp
- Hạn chế thói quen hút thuốc, uống rượu, và tránh thức ăn có chứa nhiều đường và chất béo tác động tiêu cực đến khớp
- Thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần kiểm tra sức khỏe và kiểm tra chức năng của khớp nhằm phát hiện bệnh từ sớm
Bằng cách thực hiện các biện pháp kể trên, người trẻ có thể giảm nguy cơ mắc thoái hóa khớp và duy trì sức khỏe khớp trong tương lai.
Qua bài viết này, Geneworld hy vọng đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng thoái hóa khớp ở người trẻ, cách phòng bệnh và điều trị hiệu quả nếu không may mắc phải. Để tìm hiểu thêm các thông tin chăm sóc sức khỏe và làm đẹp bổ ích, truy cập website Geneworld ngay!
Bài viết liên quan
Tiêm PRP có tác dụng gì trong điều trị rụng tóc, hói đầu
Tiêm PRP có tác dụng gì? Trong ngành chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe, tiêm PRP trị rụng tóc được ưa chuộng nhờ tính an toàn, hiệu quả và khả năng cải thiện tự nhiên tình trạng rụng tóc. Cùng với sự ph...
Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả, cải thiện từ gốc
Thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động bình thường của người bệnh. Tình trạng này không chỉ làm xuất hiện các ...
Tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu điều trị thoái hóa khớp gối
Điều trị thoái hóa khớp gối với phương pháp tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu được đánh giá cao, đặc biệt là trong bối cảnh các phương pháp điều trị khác chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời. Phương...