Công ty TNHH Thế Giới Gen - GENEWORLD Tìm kiếm
Công ty TNHH Thế Giới Gen - GENEWORLDTài khoản
Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh
26/03/2024

Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

Theo thống kê, tại Việt Nam, tỷ lệ mắc thoái hóa cột sống thắt lưng ở người từ trên 60 - 69 tuổi là 89%, người từ 25 - 40 tuổi cũng chiếm tới 30%. Tình trạng này đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa do thói quen sinh hoạt không lành mạnh cùng tỷ lệ thừa cân béo phì tăng cao. Hiểu bệnh là cách tốt nhất để nhận biết và điều trị bệnh hiệu quả, hãy cùng Geneworld tìm hiểu về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng trong bài viết dưới đây.

Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Cột sống thắt lưng là một chuỗi các đốt sống nối liền nhau. Cột sống thắt lưng có 05 đốt được đánh dấu từ L1 - L5, cấu tạo của cột sống thắt lưng gồm các đốt sống, cung đốt sống, các mỏm, lỗ đốt sống, đĩa đệm, dây thần kinh…

Thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng xảy ra khi các đốt sống và đĩa đệm chịu áp lực trong thời gian dài dẫn đến bị tổn thương, mài mòn, đĩa đệm xẹp mỏng, thoát vị, dây thần kinh bị chèn ép hình thành nên bệnh. Thoái hóa cột sống thắt lưng thường gặp ở các đốt L4, L5 ảnh hưởng lớn đến quá trình vận động, sinh hoạt, lao động hàng ngày của người bệnh. Bệnh diễn tiến âm thầm, khi phát hiện, bệnh có khi đã bước vào giai đoạn nguy hiểm khiến cột sống biến dạng, gù vĩnh viễn hoặc mất khả năng vận động, liệt nửa người.

Đối tượng có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống thắt lưng gồm:

- Người già, người lớn tuổi

- Người quá cỡ, thừa cân, béo phì

- Người từng bị chấn thương tại vùng cột sống lưng

- Người làm việc văn phòng, người thường mang vác nặng

Nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng

Đề cập đến nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng, không thể không nhắc tới các lý do sau:

- Tuổi tác: Cùng với quá trình lão hóa của cơ thể, các đốt sống, đĩa đệm cũng dần bị thoái hóa, không còn khả năng tự làm mới, chữa lành tự nhiên được. Vì vậy, không cần các nguyên nhân khác, người lớn tuổi vẫn có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

- Vận động sai tư thế: Đặc thù công việc ngồi làm việc văn phòng, khom lưng, ít vận động hoặc vận động quá thường xuyên với các tư thế bốc vác. Hậu quả khiến cho các đốt sống và đĩa đệm chịu áp lực trong thời gian dài, dẫn đến tổn thương.

- Thừa cân béo phì: Cân nặng quá cỡ khiến cột sống thắt lưng phải chống đỡ với trọng lượng cao hơn nhiều so với khả năng. Từ đó, gây áp lực lớn, khiến quá trình thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ diễn ra nhanh hơn

- Chấn thương: Các chấn thương do té ngã, va chạm khi không được chữa trị kịp thời và dứt điểm sẽ dẫn đến thoái hóa cột sống.

- Thiếu chất: Canxi, Glucosamine, Magie… là những chất quan trọng cần thiết giúp xương cột sống chắc khỏe. Khi thiếu các chất này sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng

 Nhận biết bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng thông qua các triệu chứng sau:

- Các cơn đau thắt lưng diễn ra âm ỉ có lẽ là triệu chứng cảm nhận rõ và xuất hiện đầu tiên nhất khi người bệnh mắc thoái hóa cột sống thắt lưng. Cơn đau kéo dài nhiều tuần, đau tăng lên khi vận động, cúi, xoay người hoặc mang vác vật nặng.

- Chân tay tê bì do các dây thần kinh chèn ép khiến máu khó lưu thông. Triệu chứng này thường xuất hiện vào sáng sớm hoặc về đêm, khi thời tiết thay đổi khiến người bệnh mất cảm giác khi vận động.

- Khi giai đoạn bệnh chuyển biến nặng hơn, cơn đau có thể lan xuống cẳng chân, bàn chân. Lúc này, các nhóm cơ cũng dần bị teo nhỏ khiến cho việc di chuyển mất cân bằng, thậm chí tê liệt chân. 

- Mất kiểm soát ở bàng quang, ruột khiến người bệnh không tự chủ được việc tiểu tiện, đại tiện gây són tiểu/ phân. Đây cũng là trường hợp rất hay gặp ở người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng.

Thoái hoá cột sống có nguy hiểm không?

Mặc dù thoái hóa cột sống thắt lưng không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên, bệnh có thể gây khó khăn trong vận động, sinh hoạt và để lại các biến chứng như ảnh hưởng thị lực, đau dây thần kinh tọa, cong vẹo cột sống gù vĩnh viễn, teo cơ bại liệt…

Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng:

- Uống thuốc: Các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, làm giảm được triệu chứng của bệnh, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa, làm chậm quá trình bệnh chuyển biến.

- Vật lý trị liệu: Xoa bóp, bấm huyệt, thực hiện các bài tập chuyên môn giúp cải thiện triệu chứng, tăng cường tuần hoàn máu, giảm biến chứng teo cơ

- Phẫu thuật: Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, dây thần kinh bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, hẹp ống sống chèn ép tủy sống thì người bệnh được chỉ định phẫu thuật. 

- Tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu: Được thực hiện nhiều trong thời gian vài năm trở lại đây, PRP đã chứng minh được hiệu quả và độ an toàn của mình trong liệu pháp điều trị cột sống thắt lưng. Với dồi dào lượng yếu tố tăng trưởng cùng Protein, PRP khi tiêm vào vùng cột sống thoái hóa giúp giảm đau ở vùng thương tổn, giảm dần các giai đoạn tiến triển bệnh theo thời gian, thúc đẩy khả năng chữa lành tự nhiên của cơ thể. 

Bên cạnh việc ứng dụng điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng, PRP còn được sử dụng để tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối điều trị thoái hóa khớp gối, tiêm PRP điều trị thoái hóa cột sống cổ

Trong đó, bộ PRP KIT đóng vai trò quyết định thành công của liệu pháp. Được bệnh viện, phòng khám tin chọn dùng trong tách chiết, hoạt hóa PRP, NEW PRP PRO KIT giúp làm giàu 6 - 8 lần huyết tương giàu tiểu cầu và hoạt hóa tối ưu yếu tố tăng trưởng trong lượng tiểu cầu thu được. Bộ KIT đảm bảo vô trùng, vô khuẩn, đáp ứng các tiêu chuẩn GMP-FDA, ISO 13485-2016 và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành lần đầu tiên tại Việt Nam.

>>> Xem thêm: Liệu pháp PRP có tác dụng gì? Nên sử dụng bộ KIT nào để tách chiết huyết tương giàu tiểu cầu

>>> Xem thêm: Phương pháp tiêm cấy PRP giá bao nhiêu? Địa chỉ thực hiện PRP uy tín

>>> Xem thêm: PRP bao lâu làm 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất

Phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Geneworld mách bạn cách phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả:

- Rèn luyện thể dục thể thao ít nhất 1 tiếng mỗi ngày để tăng cường sức khỏe xương khớp. Nên chú trọng vào các bài tập cột sống lưng

- Làm việc và vận động với tư thế đúng, tránh cong, khom, vẹo người hay mang vác vật nặng trong thời gian dài

- Thư giãn, vận động cơ thể sau một khoảng thời gian làm việc nhất định. Nên massage vào mỗi cuối ngày

- Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, magie, vitamin như sữa, tôm, ốc, cua, rau xanh lá và các loại hạt… để hỗ trợ xương chắc khỏe

- Thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh từ sớm. Khi có triệu chứng bệnh, nên đi khám bác sĩ ngay

Để tìm hiểu thêm về liệu pháp PRP huyết tương giàu tiểu cầu trong điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng, liên hệ với Geneworld qua hotline 096 158 0039 ngay.

>>> Xem thêm: Review PRP huyết tương giàu tiểu cầu và những sai lầm thường gặp

Công ty TNHH Mamprotech Việt Nam là tiền thân của Công ty TNHH Thế Giới Gen. Công ty TNHH THẾ GIỚI GEN được thành lập tháng 6/2009 bởi các nhà khoa học hàng đầu về công nghệ Tế bào gốc của Úc và Việt Nam với nhiệm vụ chính là phát triển các sản phẩm y học tái tạo.

Đọc tiếp

Hình ảnh

Bài viết liên quan

Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả, cải thiện từ gốc

Thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động bình thường của người bệnh. Tình trạng này không chỉ làm xuất hiện các ...

Tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu điều trị thoái hóa khớp gối

Điều trị thoái hóa khớp gối với phương pháp tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu được đánh giá cao, đặc biệt là trong bối cảnh các phương pháp điều trị khác chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời. Phương...

Tìm hiểu phương pháp tiêm PRP là gì? Ưu nhược điểm khi tiêm PRP

Tiêm PRP là gì? Trong thế giới y học ngày nay, tiêm PRP dần trở thành một trong những phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả cho nhiều vấn đề sức khỏe. Từ thể thao đến thẩm mỹ, tiêm PRP thu hút ...

0961580039
0961580039