Công ty TNHH Thế Giới Gen - GENEWORLD Tìm kiếm
Công ty TNHH Thế Giới Gen - GENEWORLDTài khoản
Thoái hóa cột sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh
21/03/2024

Thoái hóa cột sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

Cứ 10 người thì có 9 người ở độ tuổi trên 60 mắc thoái hóa cột sống cổ. Những người trong độ tuổi 40-50 cùng với quá trình lão hóa tự nhiên là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Hiện nay, bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, tuổi từ 20-30 cũng có thể mắc bệnh do công việc văn phòng ngồi nhiều và lối sống sinh hoạt kém lành mạnh. Hiểu bệnh để nhận biết và phòng ngừa là yếu tố quan trọng cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe và duy trì cuộc sống khỏe mạnh thường ngày. Cùng Geneworld tìm hiểu về bệnh trong bài viết ngay.

Thoái hóa cột sống cổ là gì?

Thoái hóa cột sống sống cổ là tình trạng viêm xương khớp xảy ra tại cột sống cổ. Bệnh bắt nguồn do sự lắng đọng canxi tại dây chằng cột sống gây nên sưng viêm, khiến các lỗ liên hợp bị thu hẹp, kết quả là dây thần kinh và mạch máu kém lưu thông, lâu dần sẽ hình thành nên bệnh thoái hóa cột sống cổ. Lúc này, biểu hiện sẽ là các đĩa đệm bị xẹp, mài mòn dần, khoảng cách giữa các đốt sống bị thu hẹp cọ xát với nhau, gai xương hình thành, dây thần kinh cột sống bị chèn ép. Bệnh thường gặp ở các đốt C5-C6-C7 trên cột sống.

Bệnh thoái hoá cột sống cổ rất phổ biến, bệnh gây đau và ảnh hưởng nhiều đến quá trình lao động và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Do bệnh diễn tiến thầm lặng, nên thường bị mọi người ỷ y bỏ qua. Nguyên nhân gây nên bệnh thường gặp nhất là do cúi nhiều, ngồi, nằm sai tư thế cùng quá trình lão hóa tự nhiên do thời gian. Nếu trước đây, thoái hóa cột sống cổ chỉ gặp ở những người lớn tuổi thì hiện nay bệnh có xu hướng trẻ hóa. Cả những người trẻ trong độ tuổi từ 20-30 cũng có nguy cơ mắc bệnh. Không giống như thoái hóa khớp gối, tỷ lệ thoái hóa cột sống cổ ở hai giới là như nhau. 

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ

Điểm danh những nguyên nhân chính gây nên tình trạng thoái hóa cột sống cổ thường gặp:

- Tuổi tác: Cùng với quá trình lão hóa tự nhiên theo thời gian, cột sống cũng dần bị thoái hóa, khả năng tái tạo bị chậm lại dẫn đến đĩa đệm, sụn dây chằng và xương ở cột sống cũng bị ảnh hưởng. Những người ở độ tuổi từ 40 - 50 là dễ mắc bệnh nhất. 

- Vận động sai tư thế: Ngồi máy tính nhiều, ít vận động, ngủ gối quá cao, nằm một tư thế, thường xuyên vác nặng, cúi/ ngửa đầu… ảnh hưởng đến cấu trúc của cột sống cổ, làm biến đổi các cơ, dây chằng và mô xương, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa.

- Di truyền: Thoái hóa cột sống cổ cũng có khả năng di truyền từ ông bà, cha mẹ. Nếu gia đình có người bị bệnh thì khả năng các thành viên còn lại bị bệnh cũng cao hơn.

- Đĩa đệm cột sống bị thay đổi: Gai xương, đĩa đệm bị mất nước, dây chằng bị xơ hóa… đều là những nguyên nhân trực tiếp gây nên thoái hóa cột sống cổ. Những biến đổi trên tất yếu sẽ dẫn đến thoái hóa.

- Chấn thương: Người từng bị chấn thương vùng cổ do tai nạn lao động, giao thông hay do chơi thể thao đều làm tăng nguy cơ khiến cột sống cổ nhanh chóng bị thoái hóa.

- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn kém khoa học, thiếu các chất canxi, vitamin D, magie, sắt… cùng việc bổ sung quá nhiều nước ngọt, cà phê, thức ăn nhanh dầu mỡ, thuốc lá… cũng khiến cho cột sống bị thoái hóa nhanh hơn.

Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ

Ở giai đoạn đầu của thoái hóa cột sống cổ, người bệnh rất khó nhận biết bệnh vì không có triệu chứng gì cụ thể. Chỉ khi xuất hiện các triệu chứng sau thì bệnh đã ở những giai đoạn nặng hơn:

- Đau nhức vùng cổ: Xuất hiện các cơn đau tại vùng cổ - vai - gáy, kéo theo đau đầu, đau hai cánh tay, đôi khi còn bị vẹo/ sái cổ. Người bệnh cảm thấy đau nhiều, đau khi vận động và cả lúc nghỉ ngơi.

- Cứng cổ: Sau một đêm ngủ dậy, người bệnh bị cứng cổ vào sáng hôm sau. Việc xoay, cúi cổ gặp khó khăn kèm theo ê ẩm vùng gáy.

- Âm thanh lạo xạo khi cử động: Khi cử động cúi, ngửa cổ, xoay trái/ phải… nghe thấy tiếng lạo xạo phát ra. 

- Triệu chứng Lhermitte (thoái hóa cột sống cổ đa xơ cứng): Cảm giác như bị dòng điện chạy từ cột sống cổ xuống lưng rồi lan sang tay, chân. Khi cúi cổ về trước, dấu hiệu sẽ rõ hơn.

- Triệu chứng khác: Nếu bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ ở các đốt C1-C2 và C4 (ít gặp), sẽ thường bị hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, nấc, ngáp nhiều.

Biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt và làm việc của nhiều người. Dễ thấy nhất là gây nên những khó khăn trong vận động thường ngày. Tình trạng đau dai dẳng kể cả khi nghỉ ngơi cũng khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi kéo dài.

Đồng thời, khi các dây thần kinh chèn ép tới các rễ thần kinh sẽ khiến cho cánh tay bị tê liệt. Dần dần, dẫn đến thoát vị đĩa đệm và mất khả năng vận động, tệ hơn là teo cơ, liệt…

Cạnh đó, bệnh còn có thể gây tăng huyết áp, giảm lượng máu và oxy lên não gây rối loạn tiền đình, chóng mặt… Chưa hết, khi đốt sống cổ bị thoái hóa, khiến cấu trúc cột sống bị thay đổi khiến cho dây thần kinh chi phối tim bị chèn ép, có thể dẫn đến đau tim. 

Các phương pháp chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ

Phát hiện thoái hóa cột sống cổ bằng biện pháp thăm khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa kết hợp với các phương pháp như:

- X – quang: Phát hiện ra những dấu hiệu bất thường như gai xương, cầu xương gây thoái hóa cột sống cổ…

- Chụp CT cắt lớp: Chụp CT cung cấp chi tiết về hình ảnh cột sống cổ, thể hiện được sự thoái hóa của đĩa đệm, tình trạng viêm, tình trạng các đốt sống và giúp loại trừ nguyên nhân gây ra triệu chứng đau này.

- Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI cung cấp hình ảnh xác thực giúp xác định chính xác khu vực mà dây thần kinh bị chèn ép, và có thoát vị đĩa đệm kèm theo hay không.

Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ

Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ thường được chỉ định bởi các bác sĩ, chuyên gia xương khớp:

- Sử dụng thuốc giảm đau là phương pháp phổ biến và thường gặp nhất. Thuốc giúp làm giảm các triệu chứng đau nhức tức thời mà không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của bệnh.

- Vật lý trị liệu bao gồm các phương pháp điện liệu, nhiệt liệu, kết hợp cùng xoa bóp và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng cho cột sống, hỗ trợ cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh.

- Phẫu thuật chỉ nên thực hiện ở các trường hợp nặng khi mà các phương pháp trên đã không còn tác dụng và kết cấu cột sống đã không còn đảm nhận được nhiệm vụ của mình.

- Tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu là phương pháp nổi bật trong nhiều năm trở lại đây, PRP được các bác sĩ, chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả điều trị và mức độ an toàn. Với dồi dào các yếu tố tăng trưởng và Protein có trong lượng tiểu cầu đã hoạt hóa, PRP giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào tổn thương, giảm đau và tăng cường lưu thông máu.

Hiện nay, liệu pháp PRP được ứng dụng rộng rãi trong điều trị thoái hóa cột sống cổ tại nhiều bệnh viện, phòng khám trên cả nước. Trong đó, bộ PRP KIT được tin chọn để tách chiết PRP huyết tương giàu tiểu cầu là NEW PRP PRO KIT của Geneworld. NEW PRP PRO KIT với thiết kế vô trùng vô khuẩn, làm giàu 6-8 lần lượng tiểu cầu thu được và hoạt hóa tối ưu các yếu tố tăng trưởng trong đó. Sản phẩm đạt các chứng nhận GMP-FDA, ISO 13485-2016 và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành đầu tiên tại Việt Nam.

>>> Xem thêm: PRP bao lâu làm 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất

>>> Xem thêm: Phương pháp tiêm cấy PRP giá bao nhiêu? Địa chỉ thực hiện PRP uy tín

>>> Xem thêm: Review PRP huyết tương giàu tiểu cầu và những sai lầm thường gặp

Bên cạnh các phương pháp điều trị kể trên, người bệnh nên kết hợp cùng với lối sống lành mạnh, tránh ngồi làm việc, xem phim quá lâu trong một tư thế, thường xuyên vận động, ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm giàu canxi… để cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống cổ hiệu quả.

Phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống cổ

- Đối với nhân viên văn phòng, người phải ngồi nhiều, nên đứng dậy vận động sau mỗi 1-2 giờ đồng hồ để thư giãn cột sống. 

- Phân bổ thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý tránh áp lực lên cột sống cổ. Hình thành thói quen xoa bóp, massage mỗi ngày.

- Điều chỉnh dáng ngồi, cẳng tay song song với nền nhà, giữ vai bằng, lưng thẳng, mắt cách màn hình 55-60 cm, nhìn xuống 1 góc 10 độ, tránh nhìn quá cao hoặc quá thấp.

- Thường xuyên vận động xương khớp bằng các bài tập thể dục hoặc yoga

- Bổ sung vào chế độ ăn các loại thực phẩm giàu canxi, magie, sắt, Vitamin… giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ. 

>>> Xem thêm: Thoái hóa khớp gối có chữa được không? Cách điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả

Để tìm hiểu thêm về bệnh thoái hóa cột sống cổ cùng liệu pháp tiêm PRP điều trị bệnh, liên hệ với Geneworld qua hotline 096 158 0039 ngay.

Công ty TNHH Mamprotech Việt Nam là tiền thân của Công ty TNHH Thế Giới Gen. Công ty TNHH THẾ GIỚI GEN được thành lập tháng 6/2009 bởi các nhà khoa học hàng đầu về công nghệ Tế bào gốc của Úc và Việt Nam với nhiệm vụ chính là phát triển các sản phẩm y học tái tạo.

Đọc tiếp

Hình ảnh

Bài viết liên quan

Tiêm PRP có tác dụng gì trong điều trị rụng tóc, hói đầu

Tiêm PRP có tác dụng gì? Trong ngành chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe, tiêm PRP trị rụng tóc được ưa chuộng nhờ tính an toàn, hiệu quả và khả năng cải thiện tự nhiên tình trạng rụng tóc. Cùng với sự ph...

Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả, cải thiện từ gốc

Thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động bình thường của người bệnh. Tình trạng này không chỉ làm xuất hiện các ...

Tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu điều trị thoái hóa khớp gối

Điều trị thoái hóa khớp gối với phương pháp tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu được đánh giá cao, đặc biệt là trong bối cảnh các phương pháp điều trị khác chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời. Phương...

0961580039
0961580039