Thoái hóa khớp gối có chữa được không? Cách điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả
Điều trị thoái hóa khớp gối là vấn đề được quan tâm hàng đầu của những ai mắc bệnh hoặc có người thân bị thoái hóa khớp gối. Bằng việc áp dụng các phương pháp chăm sóc và điều trị đúng cách, người bệnh có thể giảm đau, cải thiện chức năng và chất lượng cuộc sống của mình. Cùng Geneworld khám phá các phương pháp điều trị hiệu quả trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp gối
Khớp gối nằm tại vị trí tiếp giáp giữa 3 xương: Đầu trên của xương chày, đầu dưới của xương đùi và mặt sau của xương bánh chè. Xương khớp đóng vai trò rất quan trọng, chịu trách nhiệm chống đỡ toàn bộ cơ thể và cũng là khớp vận động nhiều nhất nên rất dễ bị thoái hóa.
Thoái hóa khớp gối là bệnh lý phổ biến ở khớp gối, bệnh ảnh hưởng lớn đến chức năng vận động và đau đớn cho người bệnh. Thoái hóa khớp gối thường xảy ra khi mô sụn bao phủ bề mặt của xương khớp gối bị mài mòn dần dần. Mô sụn bị mòn không còn bao bọc được xương, dẫn đến cọ xát, sưng đau và gặp khó khăn khi di chuyển.
Các yếu tố gây thoái hóa khớp gối có thể kể đến như: Tuổi tác, chấn thương, giới tính, đặc thù công việc thường xuyên vận động, đứng nhiều… Có nhiều cách để phát hiện bệnh, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp chẩn đoán phù hợp (Chụp X-Quang, siêu âm, chụp MRI…).
Hình ảnh thoái hóa khớp gối
Phát hiện sớm và điều trị thoái hóa khớp gối thông qua những hình ảnh bệnh sau:
- Chụp X-Quang: X-Quang là công cụ phổ biến để phát hiện bệnh, hình ảnh thoái hóa khớp gối được thể hiện qua kết quả X-Quang
+ Giảm độ dày mô sụn bề mặt khớp gối
+ Xương biểu hiện dày và cụt
+ Xương biểu hiện cơ cứng và biến dạng
+ Khoảng cách giữa 2 khớp gối thu hẹp
- Chụp MRI: MRI (chụp cộng hưởng từ) cung cấp hình ảnh rõ nét hơn về các thành phần của khớp gối. Qua hình ảnh MRI, có thể quan sát được
+ Sụn bị mòn hoặc hư hỏng
+ Sưng hoặc phù quanh khớp gối
+ Dây chằng tổn thương, chéo đứt
+ Lượng hoạt dịch trong khớp
+ Đánh giá giai đoạn thoái hóa khớp
- Hình ảnh siêu âm: Cho phép xác định khoảng cách giữa các khớp, cấu trúc mềm và hoạt dịch quanh khớp gối. Trên hình ảnh siêu âm, còn có thể quan sát các biểu hiện như viêm mô mềm, sưng tấy và dịch trong túi bên trong.
Phương pháp chẩn đoán qua hình ảnh thoái hóa khớp gối được bác sĩ chỉ định phù hợp với mức độ và giai đoạn của bệnh. Quá trình được thực hiện bởi chuyên gia hình ảnh y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa xương khớp.
Thoái hóa khớp gối có chữa được không?
Thoái hóa khớp gối bao gồm những tổn thương mài mòn sụn khớp bao quanh đầu xương, kèm theo phản ứng viêm sưng và giảm dịch khớp. Các tổn thương này đã xảy ra khiến chúng ta không thể Ctrl + Z đảo ngược được. Vì vậy, hỏi Thoái hóa khớp gối có chữa được không? Có, nhưng không điều trị được dứt điểm mà chỉ có thể dập tắt được triệu chứng và cải thiện phần nào tình trạng bệnh (ít hay nhiều tùy thuộc vào phương pháp điều trị).
Các phương pháp điều trị thông thường có thể kể đến như giảm cân, chơi các môn vận động nhẹ nhàng, bổ sung thực phẩm tốt cho khớp, dùng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu… Trong trường hợp thoái hóa khớp gối nặng, có thể cân nhắc phẫu thuật thay khớp gối bằng vật liệu nhân tạo. Hiện nay, có một phương pháp điều trị mới được các bác sĩ, chuyên gia đánh giá cao: Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối. Với hàm lượng dồi dào các yếu tố tăng trưởng (growth factor), PRP kích thích tăng sinh tế bào xương, sụn, làm lành các thương tổn một cách tự nhiên, tăng tiết dịch khớp, giảm đau, chống viêm. PRP sở hữu những ưu điểm như hiệu quả tác động từ gốc, cùng các tiêu chuẩn an toàn, đạt chuẩn vô trùng, vô khuẩn tuyệt đối. Đây là liệu pháp được tin chọn hàng đầu hiện nay.
05 phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối
Điều trị thoái hóa khớp gối với 05 phương pháp phổ biến, thường được sử dụng:
Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm
Sử dụng thuốc là phương pháp trị liệu thường gặp nhất. Thuốc được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và kê đơn. Thuốc chỉ giúp làm giảm các triệu chứng đau và viêm, không giải quyết được dứt điểm và không hiệu quả với các trường hợp bệnh nặng.
Các liệu pháp bổ trợ
Ứng dụng phương pháp chính kết hợp với cùng với các liệu pháp bổ trợ như châm cứu, điện châm, thủy châm hoặc chất bổ sung (Glucosamine, Chondroitin…) giúp nâng cao hiệu quả điều trị, làm giảm triệu chứng của bệnh.
Vật lý trị liệu
Bao gồm các phương pháp như xoa bóp, nhiệt liệu, điện liệu, vận động các bài tập đặc thù… giúp tăng cường cơ bắp xung quanh khớp gối, cải thiện sự linh hoạt và giảm các triệu chứng đau.
Phẫu thuật
Đối với giai đoạn thoái hóa khớp nặng không đáp ứng được với các phương pháp điều trị khác, có thể thực hiện phẫu thuật khi được chỉ định bởi các chuyên gia. Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối có thể bao gồm: Nội soi khớp, phẫu thuật cắt xương, phẫu thuật thay khớp hoặc tạo hình khớp, phẫu thuật đục xương chỉnh trục…
Tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu
Huyết tương giàu tiểu cầu là dung dịch được lấy từ chính máu người bệnh, mang đi tách chiết, hoạt hóa rồi tiêm trở lại vùng khớp thương tổn. Huyết tương giàu tiểu cầu PRP giúp tái tạo mới sụn khớp, làm lành lớp sụn thoái hoá. Hiện nay, phương pháp này được ứng dụng rộng rãi tại các bệnh viện, phòng khám trên cả nước.
>>> Xem thêm: Phương pháp tiêm cấy PRP giá bao nhiêu? Địa chỉ thực hiện PRP uy tín
>>> Xem thêm: PRP bao lâu làm 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất
>>> Xem thêm: Địa chỉ tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tại TPHCM uy tín, được đánh giá cao
Cách chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp gối
Để việc chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp gối được diễn ra chu đáo nhất, người nhà có thể tham khảo:
- Nắm rõ tình trạng bệnh, các tác nhân khiến bệnh trở nặng, lời khuyên của bác sĩ để có thái độ điều trị và chăm sóc chu đáo.
- Nghỉ ngơi và nằm với tư thế đúng, tránh gây ảnh hưởng tới khớp khiến cứng khớp, biến dạng khớp
- Sắp xếp đồ dùng của bệnh nhân ở vị trí thuận tiện khi cần, tránh để quá cao phải với lấy đồ
- Hạn chế tối thiểu việc vận động mạnh, gây sức ép lớn lên khớp
- Động viên tinh thần người bệnh an tâm điều trị thoái hóa khớp gối
- Hỗ trợ giảm/ duy trì cân nặng hợp lý để giảm tải lên khớp
- Nhắc lịch uống thuốc theo liều được khuyến cáo, lưu ý với những thuốc giảm đau kháng viêm hay bất kỳ tác dụng phụ nào. Nếu có biểu hiện bất thường báo ngay cho bác sĩ
Thoái hóa khớp gối nên an gì
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lành bệnh, giúp bệnh cải thiện nhanh chóng. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ ăn uống cho người bị thoái hóa khớp gối:
- Thực phẩm giàu canxi: Canxi là một chất rất quan trọng để duy trì sức khỏe cho xương khớp. Các thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu rồng, đậu nành, rau xanh lá, cá hồi… rất tốt cho người thoái hóa khớp
- Thực phẩm giàu Omega-3: Omega-3 có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, hạt chia… có tác dụng cải thiện sức khỏe khớp, giảm viêm ở người bệnh
- Rau quả giàu chất chống oxy hóa: Các loại rau quả như cam, thơm dứa, cà chua, ổi, khoai lang, hành tây… mang tới hiệu quả chống oxy hóa, kháng viêm, kéo dài thời gian chuyển biến bệnh
- Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng và duy trì sức khỏe của khớp. Các loại chất xơ bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh lá: rau chân vịt, cải xoăn, cải bó xôi, bông cải xanh…
Lưu ý: Người bệnh điều trị thoái hóa khớp gối nên tránh tiêu thụ quá nhiều thức ăn chứa chất béo bão hòa và chất béo trans, như thịt đỏ, thực phẩm chiên rán, đồ ngọt và thức ăn nhanh. Những chất này có thể tăng viêm và tác động tiêu cực đến sức khỏe khớp. Đồng thời, nên tránh xa rượu bia thuốc lá, các thực phẩm nhiều đường, đồ hộp, đồ nhiều muối…
Qua bài viết này, Geneworld hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh, về chế độ ăn phù hợp và cách điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả. Để tìm hiểu thêm về thoái hóa khớp gối cùng liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu với bộ PRP KIT chuẩn y khoa NEW PRP PRO KIT, liên hệ ngay với Geneworld ngay.
>>> Xem thêm: Review PRP huyết tương giàu tiểu cầu và những sai lầm thường gặp
Bài viết liên quan
Tìm hiểu về phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu prp
Nổi bật trong y học hiện đại nhờ vào khả năng kích thích tái tạo mô, làm lành tổn thương và cải thiện sức khỏe một cách tự nhiên, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu prp không chỉ an toàn mà còn mang lạ...
05 dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối từ sớm chính xác
Thoái hóa khớp gối gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị từ sớm, bạn có...
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu làm đẹp da hiệu quả, lâu dài
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp làm đẹp da an toàn, hiệu quả và không cần phẫu thuật? Phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu làm đẹp da chính là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Sử dụng chính hu...