Công ty TNHH Thế Giới Gen - GENEWORLD Tìm kiếm
Công ty TNHH Thế Giới Gen - GENEWORLDTài khoản
Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh
18/03/2024

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

Theo thống kê của Hội Cơ Xương Khớp Việt Nam, tình trạng thoái hóa khớp gối ở những người trên 35 tuổi chiếm 30%, người trên 65 tuổi chiếm 60% và người từ trên 80 tuổi chiếm tới 85%. Bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, xuất hiện cả ở những người trẻ dưới 25 tuổi. Tình trạng này gióng lên hồi chuông cảnh báo về phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp gối từ sớm để đảm bảo sức khỏe và cuộc sống của mọi người. Cùng Geneworld tìm hiểu tất tần tật về bệnh thoái khớp gối ngay!

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là một dạng phổ biến của viêm khớp. Thoái hóa khớp gối gồm những tổn thương trên bề mặt của sụn khớp, kèm theo phản ứng viêm và suy giảm lượng dịch khớp. Do tác động của thời gian cùng nhiều nguyên nhân, sụn khớp dần bị mòn, mỏng và trở nên xù xì, không còn bảo vệ được đầu xương. Lúc này, những biến đổi ở bề mặt sụn khớp xảy ra, tăng lắng đọng canxi hình thành các gai xương, lâu dần các khớp bị biến dạng rồi hư khớp.

Bệnh thoái hóa khớp gối tiến triển theo nhiều giai đoạn và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của người mắc bệnh. Ban đầu, bệnh diễn tiến âm thầm khó phát hiện, khi phát hiện thì bệnh đã ở những giai đoạn sau với nhiều biến chứng phức tạp, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động, cùng với nguy cơ vôi hóa sụn khớp, nhiễm trùng khớp, teo cơ, thậm chí hoại tử xương, liệt nửa người…

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao:

- Người lớn tuổi (>55 tuổi) do quá trình lão hóa tự nhiên

- Người béo phì thừa cân khiến sụn khớp phải chống đỡ nặng hơn

- Người lao động chân tay, mang vác nặng nhọc

- Người thường vận động mạnh, chơi thể thao

- Người có tiền sử chấn thương khớp gối, dây chằng khớp

Nếu trước đây bệnh thường gặp ở người lớn tuổi thì hiện nay, bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa do chế độ ăn uống thừa cân béo phì cùng nhịp sống bận rộn… 

Nguyên nhân và triệu chứng thoái hóa khớp gối

Bệnh thoái hóa khớp gối diễn tiến âm thầm, hoặc vì lý do chủ quan mà người bệnh thường bỏ qua những triệu chứng nhỏ. Vậy nên, khi phát hiện bệnh là khi khớp đã rất đau và bệnh đã trở nặng. Nắm được nguyên nhân và triệu chứng sẽ giúp bạn phát hiện bệnh nhanh chóng nhất.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

- Tuổi tác: Cùng với quá trình lão hóa diễn ra tự nhiên của cơ thể, khớp gối bị thoái hóa theo thời gian. Quá trình tổng hợp của sụn cũng bị suy giảm, sụn không còn khả năng tự tái tạo được nữa.

- Di truyền: Thoái hóa khớp gối mang tính di truyền, nếu ông bà, cha mẹ bạn có người bị bệnh, thì khả năng cao bạn cũng sẽ bị mắc.

- Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối cao hơn nhiều so với nam giới. Nguyên nhân được giải thích là do tỷ lệ béo phì ở nữ cao hơn, cấu trúc xương yếu hơn và sở thích đi giày cao gót khiến sụn khớp chịu áp lực cao.

- Cân nặng: Trọng lượng cơ thể gây sức ép lớn đến sụn khớp, khiến khớp phải chống đỡ lâu dài với sức nặng vượt mức chịu đựng, dễ dẫn đến thoái hóa khớp gối.

- Nghề nghiệp: Vận động viên, cầu thủ, người phải làm việc trong tư thế đứng thường xuyên, mang vác các vật nặng… là đối tượng thường tác động đến khớp gối nhiều, khiến cho các sụn khớp bị mài mòn nhanh chóng.

- Chấn thương: Người từng có tiền sử chấn thương khớp gối, dây chằng hay các cầu thủ bóng đá bị chấn thương rất dễ biến chứng thành thoái gối khớp gối.

Dấu hiệu thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối thường được chia làm 04 giai đoạn với các biểu hiện bệnh cho từng giai đoạn khác nhau:

- Giai đoạn 1: Ở giai đoạn đầu, thoái hóa khớp gối thường không xuất hiện dấu hiệu gì, bởi lúc này việc mài mòn sụn khớp diễn ra chưa đáng kể.

- Giai đoạn 2: Bạn sẽ dần cảm nhận được cơn đau sau một ngày dài vận động hoặc đi bộ, leo cầu thang, khớp bị cứng khi không vận động trong vài giờ hoặc lúc quỳ gối, cúi người. Lúc này, khi chụp X - quang, khoảng cách giữa các xương chưa bị thu hẹp và chưa bị cọ xát vào với nhau, dịch khớp còn đủ để vận động bình thường.

- Giai đoạn 3: Sụn bắt đầu có dấu hiệu tổn thương rõ ràng, khoảng cách giữa các xương bị thu hẹp. Người bệnh đau khớp thường xuyên khi vận động chạy, đi bộ, leo cầu thang, cúi… khớp cũng có thể cứng khi ngồi lâu và khi thức dậy sau một đêm. Tình trạng sưng khớp cũng có thể xảy ra trong giai đoạn này.

- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn thoái hóa khớp nghiêm trọng, người bệnh đau nhiều khi cử động. Khoảng cách giữa các xương bị thu hẹp, sụn khớp, xương dưới sụn bị hư tổn không còn nguyên vẹn, bị cọ xát vào nhau. Dịch khớp cũng ít đi và không còn khả năng giảm ma sát khi chuyển động.

Các phương pháp chẩn đoán mắc thoái hóa khớp gối

Sau khi thăm khám và được bác sĩ chẩn đoán, người bệnh được chỉ định các phương pháp sau để phát hiện bệnh thoái hóa khớp gối:

- Siêu âm khớp: Giúp bác sĩ nhìn nhận khoảng cách giữa các khớp, phát hiện các gai xương, nhận biết độ dày của sụn khớp, phát hiện mảnh sụn bị thoái hóa có bị bong vào trong ổ khớp hay không.

- Chụp cộng hưởng từ MRI: Cho phép quan sát hình ảnh và tình trạng của khớp rõ nét nhất trong không gian 3 chiều, giúp phát hiện được tổn thương sụn khớp, dịch khớp, dây chằng dễ dàng.

- Nội soi khớp: Quan sát và xác định được mức độ tổn thương của thoái hóa khớp gối. Kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch giúp phân biệt với các bệnh lý khớp khác.

Làm gì khi được chẩn đoán mắc bệnh

Khi được bác sĩ chẩn đoán mắc thoái hóa khớp gối, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định điều trị của bác sĩ. Tùy thuộc theo từng giai đoạn của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị và lời khuyên khác nhau. Hãy chủ động điều chỉnh chế độ ăn lành mạnh tốt cho khớp và từ bỏ những thói quen có hại như vận động quá mức, sử dụng chất kích thích…

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ

Đi bộ là hoạt động rất cần thiết đối với những người mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Nhiều người cho rằng đi bộ sẽ gây áp lực lên gối, khiến bệnh trở nặng hơn. Hơn thế, việc đi lại quanh nhà bình thường đã trở nên bất tiện và khó khăn, khiến người bệnh càng ngại đi bộ vận động. Thực tế, việc đi bộ sẽ giúp tăng tiết dịch khớp, cải thiện các triệu chứng đau và hạn chế cứng khớp hiệu quả.

Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không

Có. Thoái hóa khớp gối không chỉ ảnh hưởng đến việc vận động cùng việc sinh hoạt hàng ngày mà còn kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh thoái hóa khớp gối thường rơi vào lo âu mất ngủ, gặp khó khăn trong việc đi lại, nguy hiểm hơn là đầu gối biến dạng, tăng nguy cơ mất xương, hoại tử xương, teo cơ, liệt nửa người…

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

Điều trị thoái hóa khớp gối với phương pháp điều trị chuẩn chuyên gia:

- Nghỉ ngơi, tập luyện nhẹ nhàng tránh cứng khớp và teo cơ: Nghỉ ngơi giúp giảm tải lên khớp gối, giúp khớp đỡ đau hơn. Tuy nhiên, cũng nên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng, để duy trì sự linh hoạt và sức mạnh của cơ bắp xung quanh khớp. Vận động thường xuyên cũng giúp tránh cứng khớp và teo cơ.

- Trong trường hợp người bệnh thừa cân - béo phì cần giảm cân: Giảm cân giúp giảm tải áp lực lên khớp gối và giảm triệu chứng của thoái hóa khớp. Việc giảm cân nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế.

- Sử dụng thuốc: Các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc bôi ngoài da và các loại bổ sung như Glucosamine giúp giảm triệu chứng bệnh và làm chậm tiến triển của bệnh.

- Vật lý trị liệu: Bằng cách sử dụng các tác động vật lý như điện trị liệu, nhiệt trị liệu, xoa bóp giúp giảm đau và cải thiện sự linh hoạt của khớp gối. Phương pháp này thường được bổ trợ kèm theo.

- Châm cứu, điện châm: Được sử dụng như phương pháp bổ trợ giúp cải thiện chức năng khớp gối, châm cứu, điện châm được sử dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi thực hiện liệu pháp này.

- Tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu: PRP là một phương pháp điều trị được đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả. PRP được tách chiết từ chính máu người bệnh, hoạt hóa các yếu tố tăng trưởng trong đó. Khi tiêm vào vùng khớp thoái hóa sẽ giúp giảm đau, kháng viêm, tái tạo sụn khớp bị thoái hóa, tăng sản sinh dịch khớp… Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối giúp cải thiện bệnh từ gốc.

- Phẫu thuật thay khớp gối: Đối với các trường hợp thoái hóa khớp gối nặng, giai đoạn 4, phẫu thuật thay khớp giúp loại bỏ phần hư tổn của khớp do thoái hóa, thay thế bằng khớp nhân tạo làm bằng chất liệu kim loại hoặc nhựa. Các khớp này sẽ có tuổi thọ trên 20 năm.

>>> Xem thêm: Liệu pháp PRP có tác dụng gì? Nên sử dụng bộ KIT nào để tách chiết huyết tương giàu tiểu cầu

>>> Xem thêm: Phương pháp tiêm cấy PRP giá bao nhiêu? Địa chỉ thực hiện PRP uy tín

>>> Xem thêm: PRP bao lâu làm 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất

Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp dễ dàng

Để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả, mọi người nên lưu ý những điều sau:

1. Duy trì cân nặng hợp lý

Cân nặng là yếu tố đặc biệt cần chú ý vì ảnh hưởng lớn đến nguy cơ mắc bệnh. Có đến hơn 70% người bệnh thoái hóa khớp gối bị béo phì thừa cân. Để phòng bệnh, bạn nên rèn luyện thói quen tập luyện thể dục thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày, ăn uống khoa học đa dạng nhóm chất, tránh ăn tinh bột quá nhiều.

2. Tập luyện thể dục thể thao

Đi bộ, bơi lội, yoga… là các môn thể thao nhẹ nhàng, không gây áp lực lên khớp, rất phù hợp để phòng bệnh nhờ khả năng: Tăng sức khỏe cho khớp và các nhóm cơ, giảm tình trạng cứng khớp. Ở những người có nguy cơ mắc bệnh cao, nên tham khảo ý kiến chuyên gia về môn thể thao phù hợp.

3. Kiểm soát lượng đường trong máu

Đái tháo đường góp phần khiến bệnh thoái hóa khớp diễn ra nhanh chóng hơn: Tăng tốc độ cứng sụn khớp; Kích thích phản ứng viêm; Đẩy nhanh bào mòn sụn khớp. Vì vậy, cần kiểm soát lượng đường trong máu để hạn chế nguy cơ mắc đái tháo đường.

4. Giảm nguy cơ chấn thương

Chú ý vận động, tránh các chấn thương bởi nó có thể trực tiếp ảnh hưởng đến nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối. Bằng cách hạn chế khuân vác nặng, mang giày phù hợp với chân cùng với việc mặc đồ bảo hộ sẽ giúp giảm nguy cơ chấn thương khớp gối.

5. Tránh hoạt động quá sức

Cố gắng làm việc, duy trì tư thế đứng trong thời gian dài sẽ tạo áp lực nặng lên các khớp, khiến khớp bị mài mòn nhanh chóng. Thay vào đó, hãy vận động, thay đổi tư thế thường xuyên và nghỉ ngơi khi mệt mỏi.

Là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực y học tái tạo tại Việt Nam, Geneworld chuyên nghiên cứu và sản xuất bộ PRP KIT tách chiết huyết tương giàu tiểu cầu - NEW PRP PRO KIT, mang tới giải pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối ưu việt. Bộ KIT được cấp phép lưu hành của Bộ Y tế, đảm bảo chất lượng điều trị cùng tiêu chuẩn vô trùng vô khuẩn tuyệt đối. Hiện nay, bộ KIT được ứng dụng rộng rãi để điều trị thoái hóa khớp gối tại các bệnh viện, phòng khám trên toàn quốc. Để tìm hiểu thêm về bộ KIT cùng liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, liên hệ với hotline 096 158 0039 để được hỗ trợ ngay.

>>> Xem thêm: Review PRP huyết tương giàu tiểu cầu và những sai lầm thường gặp

Công ty TNHH Mamprotech Việt Nam là tiền thân của Công ty TNHH Thế Giới Gen. Công ty TNHH THẾ GIỚI GEN được thành lập tháng 6/2009 bởi các nhà khoa học hàng đầu về công nghệ Tế bào gốc của Úc và Việt Nam với nhiệm vụ chính là phát triển các sản phẩm y học tái tạo.

Đọc tiếp

Hình ảnh

Bài viết liên quan

Ung thư da có chữa được không và các phương pháp điều trị hiệu quả

Ung thư da có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi ung thư là một căn bệnh khá nguy hiểm và phổ biến hiện nay, cứ 100.000 thì sẽ có 3-4 người mắc bệnh. Các yếu tố quyết định khả năn...

6 dấu hiệu ung thư da không nên bỏ qua để phát hiện bệnh sớm

Ung thư da là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, nắm vững được 6 dấu hiệu ung thư da là tiền đề quan trọng giúp phát hiện sớm bệnh, từ đó có thể điều trị kịp thờ...

Review top 5+ viên uống chống nắng tốt nhất hiện nay

Top viên uống chống nắng tốt nhất hiện nay là từ khóa được tìm kiếm nhiều, đặc biệt là trong mùa hè với khí hậu nắng nóng như ở Việt Nam. Bảo vệ da khỏi tác động gây hại của ánh nắng mặt trời là mộ...

0961580039
0961580039