05 phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay
Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến nhất, đặc biệt ở người trung niên và cao tuổi. Bệnh không chỉ gây đau nhức, hạn chế vận động mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hiểu rõ thoái hóa khớp gối và cách điều trị hiệu quả rất cần thiết để giúp người bệnh lựa chọn phương án điều trị phù hợp nhất, đảm bảo sức khỏe của bản thân. Hãy cùng Geneworld tìm hiểu về bệnh lý này cũng như những phương pháp chăm sóc và điều trị đang được áp dụng trong bài viết dưới đây.
Ảnh hưởng của thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý mãn tính liên quan đến sự suy giảm và thoái hóa sụn khớp, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những tác động của thoái hóa khớp gối đến sức khỏe bao gồm:
1. Đau và giảm khả năng vận động
Những cơ đau mãn tính là triệu chứng chính, đau nhiều hơn khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, ở giai đoạn nặng, cơn đau có thể xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi.
Cơn đau cũng khiến người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang, đứng lên ngồi xuống… ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và làm việc.
2. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Đau và cứng khớp làm hạn chế việc tập luyện, dẫn đến lối sống ít vận động, làm tăng nguy cơ các bệnh lý khác như béo phì, tiểu đường, và tim mạch. Đồng thời, cảm giác đau cũng làm giảm chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh khó ngủ hoặc thức giấc giữa đêm.
3. Tác động tâm lý
Tình trạng đau kéo dài gây stress, lo sợ bệnh nặng thêm. Nghiêm trọng hơn là cảm giác này kéo dài có thể khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti, cô lập và dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.
4. Biến chứng kéo theo
Ở giai đoạn muộn, thoái hóa khớp gối có thể kéo theo nhiều biến chứng khác bao gồm tổn thương gân và dây chằng xung quanh khớp, biến dạng khớp, hoại tử xương, nhiễm trùng trong khớp, tàn phế…
5. Tăng nguy cơ bệnh lý khác
Giảm khả năng vận động khiến năng lượng dư thừa tích tụ, làm tăng cân, gây áp lực thêm cho khớp gối. Lối sống ít vận động cũng kéo theo tình trạng suy giảm mật độ xương, loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương.
Khi nào nên điều trị thoái hóa khớp gối
Điều trị thoái hóa khớp gối nên thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là khi phát hiện kịp thời khi bệnh đang ở giai đoạn nhẹ. Việc can thiệp sớm giúp làm chậm quá trình thoái hóa, giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Muốn vậy, cần nắm rõ các triệu chứng thoái hóa khớp gối, đồng thời, cần khám sức khỏe định kỳ 06 tháng/ lần.
Triệu chứng thường gặp cảnh báo thoái hóa khớp gối bao gồm:
- Đau mặt trước hoặc trong khớp, đau tăng khi vận động hoặc chuyển tư thế.
- Khớp cứng, mất linh hoạt và khó cử động sau khi ở yên một chỗ lâu
- Khớp gối có thể sưng viêm.
- Chân lệch trục kiểu vòng kiềng hoặc kiểu chữ X, lâu dài có thể bị liệt.
Việc điều trị nên được cá nhân hóa tùy thuộc vào mức độ bệnh, triệu chứng, và tình trạng sức khỏe tổng thể. Bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp.
Điểm danh 05 phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối và cách điều trị bao gồm:
1. Điều trị không dùng thuốc
Vật lý trị liệu:
- Tăng cường sức mạnh cơ bắp xung quanh khớp gối để giảm áp lực lên khớp.
- Các bài tập kéo giãn và tăng cường linh hoạt, giúp cải thiện vận động.
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ như máy siêu âm, laser, hoặc sóng ngắn để giảm đau.
Chườm nóng/lạnh:
- Chườm nóng gúp giảm cứng khớp, cải thiện tuần hoàn máu.
- Chườm lạnh giảm viêm và sưng khớp.
Giảm cân:
- Giảm áp lực lên khớp gối, đặc biệt ở người thừa cân/béo phì.
2. Điều trị bằng thuốc
Thuốc giảm đau và chống viêm:
- Paracetamol hay thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) cải thiện triệu chứng đau.
Thực phẩm bổ sung:
- Glucosamine hỗ trợ bảo vệ & bôi trơn sụn khớp.
Thuốc tiêm nội khớp:
- Corticosteroid giảm viêm cấp tính, thường dùng trong thời gian ngắn.
- Acid hyaluronic cải thiện bôi trơn khớp, giảm ma sát và đau.
3. Can thiệp y học tái tạo
Liệu pháp tế bào gốc:
Sử dụng tế bào gốc tự thân để tái tạo sụn khớp. Có thể làm chậm quá trình thoái hóa ở giai đoạn sớm.
Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP):
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp giúp kích thích tái tạo sụn và giảm viêm hiệu quả.
4. Phẫu thuật
Nội soi khớp:
Làm sạch các mảnh sụn hoặc xương vỡ trong khớp gối. Phù hợp với thoái hóa khớp giai đoạn nhẹ đến trung bình.
Thay khớp gối:
Thay toàn bộ hoặc một phần khớp gối bằng khớp nhân tạo. Thường áp dụng cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối giai đoạn nặng, kéo dài lâu năm.
5. Liệu pháp hỗ trợ
Châm cứu:
Giảm đau & cải thiện tuần hoàn máu.
Dinh dưỡng:
Bổ sung thực phẩm giàu collagen, omega-3 (cá hồi, hạt chia), vitamin D, và canxi.
Các thiết bị hỗ trợ:
Sử dụng nẹp, gậy hoặc giày chỉnh hình để giảm áp lực lên khớp gối.
Thoái hóa khớp gối có điều trị dứt điểm không?
Thoái hóa khớp gối không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn, vì đây là một bệnh lý thoái hóa mãn tính. Sự suy giảm và tổn thương sụn khớp là không thể phục hồi hoàn toàn bằng các phương pháp điều trị hiện nay. Tuy nhiên, việc điều trị kịp thời và đúng cách có thể giúp:
- Giảm triệu chứng: Giảm đau, sưng và cải thiện chức năng vận động.
- Ngăn ngừa tiến triển bệnh: Làm chậm quá trình thoái hóa sụn khớp.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống: Giúp người bệnh duy trì hoạt động thường ngày mà không bị giới hạn.
Riêng đối với phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng phương pháp giúp giảm sưng đau & cải thiện chức năng vận động, đặc biệt là trong điều trị thoái hóa khớp gối, hiệu quả mang lại được đánh giá cao hơn so với các phương pháp điều trị khác. Đặc biệt, PRP được đánh giá an toàn, cùng khả năng trị liệu sinh học, tận dụng khả năng chữa lành tự nhiên của cơ thể, giúp tái tạo sụn khớp rất tốt.
Qua đây, Geneworld hy vọng đã làm rõ hơn về thoái hoá khớp gối và cách điều trị hiệu quả. Quý đơn vị quan tâm đến phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu cùng quy trình tách chiết và bộ KIT tách huyết tương giàu tiểu cầu đạt chuẩn, liên hệ Geneworld qua để được tư vấn, đặt lịch chuyển giao.
Bài viết liên quan
05 tác dụng nổi bật của tảo Spirulina trong cuộc sống
Tảo Spirulina được mệnh danh là loại dưỡng dược tinh hoa. Không chỉ nổi tiếng bởi hàm lượng dinh dưỡng vượt trội mà còn bởi những lợi ích to lớn đối với sức khỏe con người. Với nguồn gốc từ tảo xoắ...
Serum phục hồi da là gì? Khám phá top sản phẩm tốt nhất
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp phục hồi làn da tổn thương hoặc cải thiện sức khỏe tổng thể cho da, serum phục hồi da là giải pháp dành cho bạn. Khám về sâu hơn về serum phục hồi da để hiểu rõ hơn ...
Top sữa rửa mặt Bio tốt nhất được các chuyên gia khuyên chọn
Làm sạch là chìa khóa để duy trì làn da khỏe mạnh. Theo đó, việc lựa chọn sản phẩm làm sạch trở nên khó khăn khi các sản phẩm cùng ngành hàng ngày càng trở nên đa dạng. Sữa rửa mặt Bio với côn...