Các loại chấn thương thể thao thường gặp và cách điều trị hiệu quả
Tập luyện thể thao đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ bị chấn thương thể thao rất lớn. Chấn thương thể thao có thể gặp ở bất kỳ môn thể thao nào, dù đó là các môn có cường độ vận động cao hay thấp. Hiểu về các chấn thương, nguyên nhân và cách phòng tránh sẽ giúp bạn duy trì thể trạng, sức bền để tiếp tục luyện tập.
Chấn thương thể thao là gì?
Chấn thương thể thao là các vấn đề sức khỏe và tổn thương xảy ra trong quá trình hoạt động thể thao hoặc tập luyện. Chấn thương thể thao có thể xảy ra ở bất kỳ môn thể thao, bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể và có thể có tính chất từ nhẹ đến nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng tham gia hoạt động thể thao và cuộc sống hàng ngày.
Chấn thương thể thao thường gặp ở các hệ thống cơ, xương, khớp, mô mềm và các mô liên quan như sụn, dây chằng. Chấn thương sọ não và tủy sống ít gặp hơn khi chơi/ tập luyện thể thao.
Các loại chấn thương thể thao phổ biến
Các loại chấn thương thể thao phổ biến thường gặp:
1. Chuột rút: Đây là tình trạng khi cơ bị co cứng quá mức, thường xảy ra khi cơ bị căng một cách đột ngột khiến người chơi mất đau dữ dội, hạn chế cử động. Chuột rút thường xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn chân.
2. Căng cơ: Căng cơ hay cơ bị kéo là tình trạng khi cơ bị căng quá mức dẫn đến bị rách nhẹ. Căng cơ thường gây đau, sưng và giới hạn khả năng sử dụng cơ bị tổn thương. Căng cơ thường gặp ở bắp chân, gân kheo và vai.
3. Bong mắt cá chân: Đây là chấn thương phổ biến trong các môn thể thao yêu cầu chuyển động nhanh và đẩy mạnh từ chân. Bệnh xảy ra khi người chơi bị ngã: bàn chân lật vào trong gây trật mắt cá ngoài.
4. Đứt dây chằng: Đứt dây chằng gặp ở các chấn thương đầu gối do tiếp đất sai kỹ thuật, đổi hướng đột ngột hoặc bị một cú va chạm trực tiếp gây sưng đau, không vận động được nữa.
5. Viêm gót chân Achilles: Viêm gót chân Achilles hay viêm gót chân a sin là tình trạng viêm ở vùng gân nối liền cơ bắp chân trên với gót chân do bị quá tải về lực gây đau và sưng ở vùng gót chân.
6. Viêm cân gan chân: Là tình trạng viêm cơ xảy ra ở bàn chân - dây chằng nối gót chân với mặt trước của bàn chân, hỗ trợ vòm bàn chân. Bệnh gây đau nhói vào buổi sáng và sau khi vận động.
7. Trật khớp: Trật khớp hay sai khớp xảy ra khi khớp bị thoát khỏi vị trí bình thường của nó, phổ biến nhất là trật cổ chân, trật khớp vai. Các trường hợp va chạm mạnh, đổi hướng đột ngột khi chơi thể thao là nguyên nhân dẫn đến trật khớp.
8. Gãy xương: Gãy xương là tình trạng khi xương bị lực mạnh tác động từ bên ngoài khiến xương gãy thành hai hoặc nhiều mảnh. Gãy xương thường gây đau, sưng, bầm tím và giới hạn khả năng di chuyển của vùng bị gãy.
Nguyên nhân xảy ra chấn thương thể thao
Một số nguyên nhân gây ra chấn thương thể thao cần tránh để giảm thiểu nguy cơ chấn thương:
- Thể trạng: Thể trạng không đủ hoặc không phù hợp với môn thể thao có thể làm tăng nguy cơ chấn thương thể thao. Người lớn tuổi, người cơ bắp yếu, thiếu linh hoạt hoặc có các vấn đề sức khỏe khác, cơ thể sẽ dễ bị tổn thương hơn.
- Kỹ thuật: Việc sử dụng kỹ thuật không đúng hoặc lỗi kỹ thuật trong quá trình thực hiện các động tác thể thao rất dễ dẫn đến chấn thương. Chơi theo cảm tính, bắt chước cách chơi, không tuân thủ kỹ thuật hoặc tập luyện sai sót… có nguy cơ chấn thương cao.
- Khởi động sai cách: Khởi động không đúng cách hoặc không đủ thời gian trước khi vận động đột ngột có thể gây gián đoạn trong việc cung cấp oxy và máu đến các cơ, tăng nguy cơ chấn thương.
- Thiếu rèn luyện: Việc thiếu sự rèn luyện đúng cách hoặc không có sự chuẩn bị đủ trước khi tham gia hoạt động thể thao có thể làm tăng nguy cơ chấn thương. Cơ thể cần thời gian để thích nghi và phát triển các cơ và khớp để đáp ứng với cường độ hoạt động thể thao. Thiếu rèn luyện hoặc tăng cường quá nhanh có thể gây căng cơ, gãy xương hoặc chấn thương khác.
- Tập luyện quá mức: Khi tập luyện hoặc tham gia hoạt động thể thao với cường độ, thời gian hoặc tần suất quá cao mà cơ thể không đủ thời gian phục hồi, dễ xảy ra chấn thương.
- Trang bị dụng cụ không phù hợp: Sử dụng giày chạy không phù hợp quá rộng hoặc quá chật, quá nặng, hoặc vợt không phù hợp quá nặng, quá ngắn… không sử dụng dụng cụ hỗ trợ phù hợp dẫn đến chấn thương ngoài ý muốn.
- Điều kiện môi trường: Sân chơi trơn trượt, mặt đất không đồng đều, ánh sáng yếu, thời tiết xấu như mưa, tuyết, gió mạnh… đều là những điều kiện không an toàn có thể gây nguy hiểm và tăng nguy cơ chấn thương thể thao.
Ứng dụng tiêm PRP trong điều trị chấn thương thể thao
Đối với các chấn thương thể thao cấp tính, phương pháp RICE được chỉ định ở bước đầu:
R – Rest (Nghỉ ngơi): Tạm ngừng các hoạt động thể thao, nghỉ ngơi nhiều để hạn chế lực tác động lên vùng bị thương.
I – Ice (Chườm đá): Chườm lạnh với đá giúp kiểm soát sưng viêm, hỗ trợ giảm đau khá hiệu quả. Nên chườm lạnh 2-3 giờ/lần, mỗi lần 15-30 phút.
C – Compress (Băng ép): Băng chặt vùng chấn thương nhằm hạn chế sưng viêm và trì hoãn việc điều trị.
E – Elevate (Nâng cao): Nhấc cao phần cơ thể bị thương (cao hơn toàn bộ cơ thể) nhằm giảm đau, sưng viêm.
Sau đó, tùy vào tình hình, việc chỉ định phương pháp khác kết hợp giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Trong đó, điều trị chấn thương thể thao bằng PRP là phương pháp được đánh giá cao hiện nay, giúp điều trị nhanh chóng và dứt điểm những chấn thương thường gặp nhất.
PRP với dồi dào yếu tố tăng trưởng, khi tiêm vào vùng chấn thương sẽ giúp:
- Tăng cường tái tạo mô: PRP với dồi dào yếu tố tăng trưởng cần thiết cho quá trình quá trình sản xuất tế bào và tái tạo mô liên kết, cơ bắp và gân, hạn chế tái phát chấn thương.
- Giảm viêm và giảm đau: PRP chứa các yếu tố chống viêm Cytokine giúp kháng viêm, giảm đau và hỗ trợ thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng hơn.
- Cải thiện sự linh hoạt: PRP cung cấp các yếu tố cần thiết để tăng cường sự linh hoạt và độ bền của cơ bắp, gân và xương, giảm nguy cơ chấn thương và cải thiện hiệu suất thể thao.
- Đẩy nhanh hồi phục sau phẫu thuật: PRP được sử dụng để hồi phục sau phẫu thuật nhờ khả năng hàn gắn mô, tái tạo cơ bắp và gân, phục hồi chức năng của cơ và khớp thương tổn.
Nhằm tối ưu hóa quy trình và hiệu quả tách chiết PRP, Geneworld đã nghiên cứu và sản xuất thành công bộ KIT tách huyết tương giàu tiểu cầu NEW PRP PRO KIT và xây dựng quy trình tách huyết tương giàu tiểu cầu chuẩn y khoa năm 2013.
NEW PRP PRO KIT được sản xuất với quy trình đảm bảo, đạt chứng nhận GMP WHO, GMP FDA, ISO 13485:2016 cùng tiêu chuẩn vô trùng vô khuẩn tuyệt đối. Trong quá trình sử dụng, tách chiết, NEW PRP PRO KIT chứa đầy đủ các thành phần với các bước tiến hành dễ nhớ giúp làm giàu 6 - 8 lần tiểu cầu và hoạt hóa tối ưu yếu tố tăng trưởng, đảm bảo hiệu quả trị liệu.
Với những ưu điểm mà sản phẩm mang lại, đến nay bộ PRP KIT - NEW PRP PRO KIT của Geneworld đã nhận về sự tin chọn ứng dụng trong các liệu pháp điều trị chấn thương thể thao và các bệnh khác tại khắp các bệnh viện, phòng khám trên cả nước.
>>> Xem thêm: PRP là gì? Điểm nổi bật giúp phương pháp này được khuyên chọn hàng đầu
>>> Xem thêm: Tất tần tật kiến thức PRP: PRP bao lâu thì có kết quả, phù hợp với đối tượng nào?
>>> Xem thêm: Điều trị thoái hóa khớp bằng liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối
>>> Xem thêm: Địa chỉ tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tại TPHCM uy tín, được đánh giá cao
Phòng tránh các chấn thương thể thao
Để phòng tránh chấn thương thể thao, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Rèn luyện và tăng cường thể lực: Xây dựng một cơ thể khỏe mạnh và thể lực tốt là một yếu tố quan trọng để giảm nguy cơ chấn thương. Tập luyện đều đặn, bao gồm cả tập thể dục và tăng dần cường độ, giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh và linh hoạt.
- Thực hiện khởi động và tập luyện trước khi vận động: Khởi động và tập luyện trước khi tham gia hoạt động thể thao là rất quan trọng để làm nóng cơ, tăng cường oxy và máu. Điều này giúp giảm nguy cơ bị chuột rút, căng cơ và các chấn thương khác.
- Sử dụng trang thiết bị bảo vệ: Đối với các môn thể thao có nguy cơ chấn thương cao, hãy đảm bảo sử dụng trang thiết bị bảo hộ cần thiết. Trang thiết bị bảo vệ có thể giảm thiểu nguy cơ chấn thương và bảo vệ các khu vực nhạy cảm trên cơ thể.
- Tuân thủ quy tắc an toàn và kỹ thuật đúng: Hãy luôn tuân thủ quy tắc an toàn và thực hiện kỹ thuật đúng khi tham gia hoạt động thể thao. Điều này bao gồm việc học cách rơi vào cách an toàn, tránh va chạm mạnh, đảm bảo đúng kỹ thuật trong việc thực hiện các động tác và sử dụng thiết bị đúng cách.
- Tăng dần cường độ và tần suất: Khi bắt đầu tập luyện hoặc tham gia hoạt động thể thao mới, hãy tăng dần cường độ và tần suất để cho cơ thể thích nghi dần. Điều này giúp tránh quá tải và giảm nguy cơ chấn thương.
- Đủ giấc ngủ và nghỉ ngơi: Cơ thể cần thời gian để phục hồi và hồi phục sau hoạt động thể thao. Đảm bảo bạn có đủ giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi để cho cơ thể phục hồi và đảm bảo sự tỉnh táo trong quá trình vận động.
- Tuân thủ quy tắc và luật chơi: Trong các môn thể thao có luật chơi, luôn tuân thủ quy tắc và luật lệ của trò chơi. Điều này giúp giảm nguy cơ va chạm không cần thiết và chấn thương do vi phạm luật lệ.
Quý bệnh viện, phòng khám điều trị chấn thương thể thao quan tâm liệu pháp PRP cùng bộ KIT tách chiết chuẩn y khoa, liên hệ Geneworld qua hotline/ zalo 096 158 0039 để được tư vấn và chuyển giao miễn phí.
Bài viết liên quan
Tiêm PRP có tác dụng gì trong điều trị rụng tóc, hói đầu
Tiêm PRP có tác dụng gì? Trong ngành chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe, tiêm PRP trị rụng tóc được ưa chuộng nhờ tính an toàn, hiệu quả và khả năng cải thiện tự nhiên tình trạng rụng tóc. Cùng với sự ph...
Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả, cải thiện từ gốc
Thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động bình thường của người bệnh. Tình trạng này không chỉ làm xuất hiện các ...
Tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu điều trị thoái hóa khớp gối
Điều trị thoái hóa khớp gối với phương pháp tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu được đánh giá cao, đặc biệt là trong bối cảnh các phương pháp điều trị khác chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời. Phương...