Các loại chấn thương chân khi đá bóng thường gặp và cách điều trị hiệu quả
Chấn thương chân khi đá bóng là một loại chấn thương thể thao thường gặp. Bởi môn thể thao vua này đòi hỏi đôi chân phải di chuyển liên tục với tốc độ cao, chuyển hướng đột ngột dẫn dắt trái bóng đến khung thành trước sự cản trở của đối thủ, va chạm nhiều nên khả năng chấn thương là khó tránh khỏi dù đã thực hiện các biện pháp bảo vệ và ngăn ngừa.
Các loại chấn thương chân khi đá bóng phổ biến
Bóng đá là môn thể thao đối kháng tập thể, tranh giành thắng thua quyết liệt. Bên cạnh các lợi ích mà bóng đá mang lại như tăng giới hạn sức bền, phát triển thể lực - cơ bắp, cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng phản xạ… thì môn thể thao vua này cũng tiềm ẩn nguy cơ chấn thương khó tránh khỏi.
Dưới đây là một số chấn thương chân khi đá bóng thường gặp:
1. Bong mắt cá chân: Đây là một chấn thương phổ biến khi người chơi bị chấn thương đột ngột, ngã và bàn chân lật vào trong gây trật mắt cá ngoài. Bong mắt cá chân thường xảy ra khi va chạm với đối thủ hay địa hình không bằng phẳng khiến cho dây chằng bị giãn hoặc rách, sưng to, cảm giác đau khó di chuyển.
2. Trật khớp: Đổi hướng đột ngột, té ngã hoặc va chạm mạnh khiến cho khớp bị lệch khỏi vị trí bình thường. Trật khớp thường xảy ra ở mắt cá chân kèm theo đau, sưng to.
3. Chấn thương đầu gối: Các chấn thương đầu gối thường bao gồm chấn thương dây chằng chéo trước (ACL), rách sụn chêm.
- Chấn thương dây chằng chéo trước: Trẹo đầu gối khi cầu thủ dừng lại/ thay đổi hướng đột ngột hoặc va chạm ở đầu gối với lực mạnh. Nếu đứt dây chằng nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật.
- Rách sụn chêm: Xoay gối đột ngột khi đá bóng khiến sụn chêm bị rách theo nhiều kiểu, nhiều vị trí khác nhau.
4. Chấn thương cơ đùi sau (Hamstring): Nhóm cơ đùi sau bị co quá nhanh hoặc lực căng ra quá mạnh gây rách hoặc kéo giãn quá mức xảy ra khi va chạm, té ngã đột ngột.
5. Viêm gót chân Achilles: Gân Achilles nối giữa gót chân và cơ bắp chân bị viêm do quá tải lực, nghiêm trọng hơn có thể đứt gân Achilles.
6. Gãy xương: Gãy xương có thể xảy ra trong các tình huống va chạm, giẫm lên hoặc tác động mạnh lên xương chân, chấn thương này cần được điều trị nhanh chóng.
Cách xử lý tại nhà khi xảy ra chấn thương chân
Khi xảy ra chấn thương chân nhẹ, bạn có thể xử lý tại nhà bằng các biện pháp sơ cứu với phương pháp RICE như sau:
Rest (Nghỉ ngơi): Nghỉ ngơi và hạn chế vận động để giảm đau và cho cơ có thời gian phục hồi
Ice (Chườm lạnh): Dùng túi chườm, chườm lạnh tại vùng chấn thương để giảm sưng, đau.
Compression (Băng bó): Dùng vải gạc băng vùng thương tổn để cố định cơ gân, dây chằng và giảm sưng
Elevation (Nâng cao): Kê gối dưới chân bị chấn thương giúp giảm sưng viêm, giảm đau.
Lưu ý: Đối với trường hợp chấn thương chân khi đá bóng nghiêm trọng, có triệu chứng đau mạnh, sưng nặng, hoặc không thể di chuyển, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.
Phòng tránh các chấn thương thể thao hiệu quả
Để phòng tránh chấn thương chân khi đá bóng, hãy áp dụng các biện pháp dưới đây để tăng cường an toàn và giảm nguy cơ chấn thương:
- Rèn luyện thể lực: Tập luyện sức mạnh cơ bắp, đặc biệt là cơ chân. Điều này giúp tăng cường sức mạnh, linh hoạt và ổn định chân, từ đó giảm nguy cơ chấn thương.
- Sử dụng giày phù hợp: Đảm bảo bạn mang giày đá bóng phù hợp với kích cỡ chân và loại sân bóng. Giày nên có độ bám sân tốt, hỗ trợ cổ chân và giảm lực va đập.
- Khởi động và giãn cơ: Khởi động cơ bản và giãn cơ để tăng cường sự linh hoạt, giúp giảm nguy cơ chấn thương đáng kể.
- Tuân thủ kỹ thuật đá bóng: Tuân thủ kỹ thuật đúng cách để tránh tình huống nguy hiểm: cách đá, xoạc bóng và các kỹ thuật tiếp xúc với đối thủ.
- Nghỉ ngơi và phục hồi: Để cơ thể phục hồi sau mỗi buổi đá, cần có đủ thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc cơ bắp và khớp chân.
Ứng dụng PRP trong điều trị chấn thương chân khi đá bóng
Thực hiện phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP - Platelet-Rich Plasma) là một trong những cách phổ biến trong điều trị chấn thương thể thao nói chung và chấn thương chân khi đá bóng nói riêng. PRP được sử dụng để kích thích quá trình phục hồi và tái tạo mô trong cơ thể bằng cách sử dụng các yếu tố tăng trưởng từ máu của chính bệnh nhân.
Quy trình điều trị PRP thường bao gồm các bước sau:
- Thu thập mẫu máu: Lấy một lượng máu nhỏ (khoảng 24ml) từ bệnh nhân.
- Ly tâm, tách chiết PRP: Mẫu máu được đặt trong máy ly tâm chuyên dụng (đặt ống đối trọng tùy trường hợp) để tách các thành phần khác nhau của máu, thu về huyết tương giàu tiểu cầu.
- Hoạt hóa PRP: Đây là bước quan trọng để giải phóng yếu tố tăng trưởng, tránh đau buốt, bầm tím sau tiêm PRP. Chất hoạt hóa thường được sử dụng là Cacl2 được định lượng chính xác.
- Tiêm PRP: PRP được tiêm trực tiếp vào vị trí chấn thương. Quá trình này có thể sử dụng hình ảnh siêu âm hoặc bằng kinh nghiệm của bác sĩ có chuyên môn.
PRP được chứng minh mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị chấn thương chân khi đá bóng, gồm:
+ Kích thích quá trình lành vết thương: PRP chứa các yếu tố tăng trưởng, có khả năng kích thích quá trình sản xuất tế bào và tái tạo mô liên kết, cơ bắp và gân, tăng tốc quá trình phục hồi và lành vết thương.
+ Giảm viêm và đau: PRP có khả năng giảm viêm và đau tại vùng chấn thương. Các yếu tố chống viêm Cytokine giúp giảm sưng và đẩy nhanh quá trình lành thương.
PRP thường được sử dụng trong điều trị các chấn thương như viêm gót chân Achilles, viêm cơ, viêm khớp, bong mắt cá chân, chấn thương đầu gối, chấn thương cơ đùi sau (Hamstring)và các vấn đề liên quan đến mô mềm.
Nhằm tối ưu hóa quy trình và hiệu quả tách chiết PRP, Geneworld đã nghiên cứu và sản xuất thành công bộ KIT tách huyết tương giàu tiểu cầu NEW PRP PRO KIT và xây dựng quy trình tách huyết tương giàu tiểu cầu chuẩn y khoa thành công năm 2013.
Ưu điểm của bộ PRP KIT - NEW PRP PRO KIT:
- Đạt chứng nhận quốc tế GMP WHO, GMP FDA, ISO 13485:2016
- Thành phần bộ KIT đạt kiểm nghiệm chất lượng vô trùng, vô khuẩn tuyệt đối
- Làm giàu tiểu cầu gấp 6 - 8 lần so với các máu thông thường
- Giải phóng gần như toàn bộ yếu tố tăng trưởng trong PRP thu được
- Chất hoạt hóa được định lượng sẵn, đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất
- Chứa đầy đủ các thành phần từ thu máu, phân tách huyết tương, hoạt hóa tiểu cầu với các bước tiến hành dễ nhớ
>>> Xem thêm: Liệu pháp PRP có tác dụng gì? Nên sử dụng bộ KIT nào để tách chiết huyết tương giàu tiểu cầu
>>> Xem thêm: Ứng dụng PRP huyết tương giàu tiểu cầu trong liệu pháp y khoa, thẩm mỹ
>>> Xem thêm: Điều trị thoái hóa khớp bằng liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối
>>> Xem thêm: PRP bao lâu làm 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất
>>> Xem thêm: Phương pháp tiêm cấy PRP giá bao nhiêu? Địa chỉ thực hiện PRP uy tín
>>> Xem thêm: Review PRP huyết tương giàu tiểu cầu và những sai lầm thường gặp
Quý bệnh viện, phòng khám điều trị chấn thương chân khi đá bóng quan tâm đến bộ KIT tách chiết chất lượng cùng quy trình tách chiết đạt chuẩn, liên hệ với Geneworld để được tư vấn và hỗ trợ chuyển giao miễn phí.
Bài viết liên quan
Tiêm PRP có tác dụng gì trong điều trị rụng tóc, hói đầu
Tiêm PRP có tác dụng gì? Trong ngành chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe, tiêm PRP trị rụng tóc được ưa chuộng nhờ tính an toàn, hiệu quả và khả năng cải thiện tự nhiên tình trạng rụng tóc. Cùng với sự ph...
Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả, cải thiện từ gốc
Thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động bình thường của người bệnh. Tình trạng này không chỉ làm xuất hiện các ...
Tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu điều trị thoái hóa khớp gối
Điều trị thoái hóa khớp gối với phương pháp tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu được đánh giá cao, đặc biệt là trong bối cảnh các phương pháp điều trị khác chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời. Phương...