Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả, cải thiện từ gốc
Thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động bình thường của người bệnh. Tình trạng này không chỉ làm xuất hiện các cơn đau nhức kéo dài mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Vậy làm thế nào để điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả và phù hợp với từng giai đoạn bệnh? Hãy cùng Geneworld tìm hiểu ngay.
Tìm hiểu về thoái hóa cột sống thắt lưng
Tại Việt Nam, tình trạng thoái hóa khớp rất phổ biến và thường xảy ra tại các khớp động. Trong đó, thoái hóa cột sống thắt lưng chiếm tỷ lệ cao nhất - 31.12% (Tài liệu tham khảo:“Bệnh thoái hóa khớp, chẩn đoán, điều trị và dự phòng” Hà Hoàng Kiệm 2019).
Thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng sụn khớp, lớp đĩa đệm giữa các đốt sống bị mài mòn, thoái hóa, các đốt sống cọ xát vào nhau gây đau, bệnh còn kéo theo thoát vị đĩa đệm, gai xương hình thành, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đốt sống bị thoái hóa thường gặp nhất là L4, L5 do chịu áp lực về tải trọng và giữ ổn định mỗi khi vận động.
Những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng gồm:
- Lão hóa: Cùng với quá trình lão hóa của thời gian, cột sống dần thoái hóa và khả năng tái tạo của sụn khớp và đĩa đệm giảm đi.
- Chấn thương: Tai nạn hoặc chấn thương vùng lưng khiến cột sống bị tổn thương, tạo điều kiện dễ dẫn đến thoái hóa.
- Làm việc nặng: Lao động thể chất hoặc các tư thế (cúi, gập, xoay người) thường xuyên làm tăng áp lực lên cột sống.
- Thừa cân, béo phì: Gây áp lực lớn lên cột sống, đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
- Di truyền: Một số người có cấu trúc cột sống yếu hoặc khả năng tái tạo sụn kém.
- Lối sống ít vận động: Thiếu hoạt động thể chất làm suy giảm cơ bắp hỗ trợ cột sống.
Nhận biết và phát hiện sớm thoái hóa cột sống thắt lưng thông qua các triệu chứng:
- Đau lưng dưới: Đau âm ỉ hoặc dữ dội, thường tăng khi vận động, cúi hoặc đứng lâu.
- Cứng lưng: Cứng lưng, khó vận động vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu.
- Đau lan rộng: Có thể lan xuống mông, đùi hoặc chân do chèn ép dây thần kinh.
- Tê bì, yếu chân: Tổn thương cột sống gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa, đi lại yếu, mất thăng bằng.
- Hạn chế vận động: Khó khăn khi xoay người, cúi hoặc nâng đồ vật.
>>> Xem thêm: Hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng xquang và cách điều trị bệnh
>>> Xem thêm: Thoái hóa cột sống thắt lưng và cách điều trị hiệu quả
Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiện nay
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng được áp dụng để cải thiện tình trạng bệnh và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp thường gặp:
Điều trị không xâm lấn:
- Vật lý trị liệu: Bài tập vật lý, chiropractic, và physiotherapy có thể giúp cải thiện sự linh hoạt, giảm đau và tăng cường cơ bắp xung quanh cột sống.
- Dùng thuốc: Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm để cải thiện triệu chứng đau và viêm.
Kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học và thay đổi lối sống để bảo tồn cột sống.
Điều trị xâm lấn:
Đối với những trường hợp thoái hóa cột sống thắt lưng giai đoạn nặng, không đáp ứng hiệu quả với các phương pháp điều trị khác thì phẫu thuật được cân nhắc. Phẫu thuật bao gồm loại bỏ nhân nhầy thoát vị đĩa đệm, thay đĩa đệm nhân tạo, thay đốt sống nhân tạo…
Phương pháp mới và tiên tiến:
Phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu được các chuyên gia, bác sĩ khuyên chọn trong nhiều năm trở lại đây nhờ khả năng tái tạo sinh học. PRP tận dụng khả năng chữa lành tự nhiên của cơ thể, kích thích tái tạo mô và giảm viêm hiệu quả. Đồng thời, PRP rất an toàn, không gây tác dụng phụ và hiệu quả có thể nhìn thấy rõ ngay sau mũi tiêm đầu tiên.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thoái hóa cột sống và tình trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân. Đề nghị thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để có phương pháp điều trị tốt nhất cho tình trạng của bạn.
>>> Xem thêm: PRP là gì? Những điều cần biết về phương pháp PRP huyết tương giàu tiểu cầu
>>> Xem thêm: Liệu pháp PRP có tác dụng gì? Nên sử dụng bộ KIT nào để tách chiết huyết tương giàu tiểu cầ
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu - phương pháp điều trị hàng đầu
Tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu là phương pháp điều trị mới được ưa chuộng hiện nay. Huyết tương giàu tiểu cầu được tách chiết từ máu của bệnh nhân, chứa hàng chục các yếu tố tăng trưởng bao gồm PDGF, TGF-β, EGF, FGF, VEGF, KGF… và Cytokine chống viêm đóng vai trò quan trọng vào quá trình sửa chữa, tái tạo sụn, xương, phần mềm… theo cơ chế tự nhiên của cơ thể. Liệu trình PRP gồm ba mũi, mỗi mũi cách 2 - 6 tuần.
- Kích thích tái tạo mô, kích thích tái tạo sụn, mô liên kết và mạch máu.
- Giảm đau, kháng viêm và cải thiện tuần hoàn, từ đó giảm áp lực lên dây thần kinh.
- Phục hồi chức năng và cải thiện độ linh hoạt của cột sống thắt lưng.
- Bảo vệ và không để thương tổn lây lan các khu vực lành lặn khác.
Ưu điểm của PRP
- Hiệu quả lâu dài, từ gốc
- An toàn cho cơ thể
- Không phẫu thuật, ít xâm lấn
- Thời gian phục hồi nhanh
- Giảm nguy cơ biến chứng, nhiễm trùng
Dẫn đầu công nghệ tách huyết tương giàu tiểu cầu, năm 2013, Geneworld đã thành công nghiên cứu và sản xuất bộ dụng cụ tách chiết NEW PRP PRO KIT, trở thành công ty đầu tiên được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành bộ KIT tại Việt Nam.
NEW PRP PRO KIT đạt chuẩn GMP FDA, GMP WHO, ISO 13485:2016, với thiết kế hiện đại, vô trùng, x6 x8 lần tiểu cầu và hoạt hóa tối ưu yếu tố tăng trưởng, nâng cao hiệu quả tách chiết và điều trị.
Quý Bệnh viện, phòng khám quan tâm đến liệu trình tiêm huyết tương giàu tiểu cầu điều trị thoái hóa khớp cùng bộ PRP KIT đạt chuẩn, liên hệ Geneworld qua hotline 096 158 0039 để được tư vấn và đặt lịch chuyển giao.
>>> Xem thêm: Địa chỉ tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tại TPHCM uy tín, được đánh giá cao
>>> Xem thêm: Giá 1 mũi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu bao nhiêu? Cần liệu trình bao lâu để điều trị khỏi
>>> Xem thêm: Review PRP huyết tương giàu tiểu cầu và những sai lầm thường gặp
Thói quen tốt làm giảm nguy cơ thoái hóa cột sống thắt lưng
Để giảm nguy cơ mắc thoái hóa cột sống thắt lưng, việc duy trì những thói quen sống lành mạnh và chăm sóc cột sống đúng cách rất quan trọng. Dưới đây là một số thói quen tốt có thể giúp giảm nguy cơ thoái hóa cột sống thắt lưng:
- Thực hiện tư thế đứng và ngồi đúng cách, đảm bảo cột sống thẳng, tránh gánh nặng cho cột sống.
- Tập thể dục định kỳ để tăng cường cơ bắp và linh hoạt cột sống và các cơ xung quanh cột sống.
- Dinh dưỡng lành mạnh, tiêu thụ đủ protein, canxi và vitamin D để giữ cho xương và cột sống khỏe mạnh.
- Giảm áp lực lên cột sống bằng việc giảm cân nếu thừa cân.
- Định kỳ kiểm tra cột sống và thăm khám để phát hiện sớm và điều trị các vấn đề cột sống.
Việc duy trì những thói quen sống lành mạnh và chăm sóc cột sống đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ thoái hóa cột sống thắt lưng và duy trì sức khỏe toàn diện cho cột sống của bạn.
Qua đây, Geneworld hy vọng đã chia sẻ được thêm nhiều kiến thức bổ ích về thoái hóa cột sống thắt lưng và phương pháp điều trị bệnh lý này. Để biết thêm các thông tin về sức khỏe khác, truy cập website Geneworld ngay!
Bài viết liên quan
Top 05 kem dưỡng ẩm mùa đông hiệu quả chuyên sâu
Mùa đông đến mang theo thời tiết hanh khô, lạnh giá, khiến làn da dễ trở nên khô ráp, bong tróc và thiếu sức sống. Đây là thời điểm bạn cần chăm sóc da kỹ lưỡng hơn, đặc biệt với kem dưỡng ẩm mùa đ...
Top 5 gel dưỡng ẩm cho da thiếu ẩm, mất nước được chuyên gia khuyên chọn
Trong thị trường sản phẩm chăm sóc da, gel dưỡng ẩm đã trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều người nhờ khả năng cấp nước vượt trội và kết cấu mỏng nhẹ. Không chỉ giúp làn da duy trì độ ẩm cần thiế...
05 phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay
Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến nhất, đặc biệt ở người trung niên và cao tuổi. Bệnh không chỉ gây đau nhức, hạn chế vận động mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất...