Công ty TNHH Thế Giới Gen - GENEWORLD Tìm kiếm
Công ty TNHH Thế Giới Gen - GENEWORLDTài khoản
Loét tì đè là gì? Chăm sóc và điều trị vết loét tì đè hiệu quả
06/06/2024

Loét tì đè là gì? Chăm sóc và điều trị vết loét tì đè hiệu quả

Loét tì đè rất dễ hình thành nếu không được chăm sóc đúng cách. Loét tì đè ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, là thách thức đối với người chăm bệnh và cả đơn vị điều trị hiện nay. 

Loét tì đè là gì?

Loét tì đè là một dạng vết thương mãn tính, còn được gọi là loét áp lực, loét áp suất, hoặc viêm da áp suất) là một loại tổn thương da và mô dưới da xảy ra do áp lực kéo dài hoặc lực ma sát tại các vùng tiếp xúc giữa cơ thể và bề mặt nằm. Loét tì đè thường xảy ra ở những người bị giới hạn vận động hoặc phải nằm liệt giường trong thời gian dài, như người già, người bị tàn tật hoặc bệnh nhân nằm viện.

Loét tì đè xuất hiện khi da và mô dưới da bị thiếu máu do áp lực kéo dài hoặc ma sát. Áp lực này gây tổn thương mạnh mẽ cho các mô và tạo ra những vết thương không thể lành hoặc khó lành. Các vùng thường bị ảnh hưởng bao gồm các khớp, khuỷu tay, khuỷu chân, mông, và các vùng tiếp xúc với giường hoặc ghế ngồi.

Loét tì đè gây ra các triệu chứng như sưng đỏ, đau và dần tạo thành vết loét mở. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, loét tì đè có thể gây nhiễm trùng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm nhiễm, bưng mủ, nghiêm trọng hơn là tổn thương cơ, gân.

Để phòng ngừa và điều trị loét tì đè, cần tuân thủ các biện pháp chăm sóc da, thay đổi tư thế thường xuyên, giảm áp lực và ma sát tại các vùng tiếp xúc, duy trì sự sạch sẽ và khô ráo cho da, cung cấp dinh dưỡng và chăm sóc tổng thể cho cơ thể. Nếu bạn hoặc người thân có nguy cơ mắc loét tì đè, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đưa ra lời khuyên và chế độ chăm sóc phù hợp.

Nguyên nhân gây loét tì đè

Hiểu rõ nguyên nhân gây loét tì đè rất quan trọng để có thể áp dụng những biện pháp phòng ngừa và chăm sóc hiệu quả.

- Áp lực liên tục: Áp lực kéo dài và không đổi tại một vị trí cụ thể trên da và mô dưới da gây cản trở lưu thông máu. Điều này dẫn đến tổn thương mô và làm suy giảm khả năng lành vết thương.

- Ma sát: Sự ma sát liên tục giữa da với các bề mặt cứng như giường, ghế ngồi gây loét tì đè. Đặc biệt, khi da bị ẩm ướt, ma sát càng trở nên nguy hiểm hơn.

- Căng da: Kéo căng da do sử dụng các phương pháp y tế như băng keo hay ống dẫn, cũng như sự kéo căng da do vận động hạn chế hoặc bồi dưỡng không đúng cách có thể góp phần vào việc hình thành loét tì đè.

- Tình trạng sức khỏe yếu: Những người già, người suy dinh dưỡng, người mắc bệnh mãn tính, bệnh nhân nằm viện, hoặc những người bị tàn tật có nguy cơ cao bị loét tì đè. Hệ thống miễn dịch yếu, khả năng tự phục hồi kém, và khả năng di chuyển hạn chế là các yếu tố góp phần.

- Độ ẩm và vệ sinh không đúng: Da ẩm ướt dễ bị tổn thương hơn, vì da trở nên mềm dẻo và dễ bị phá vỡ. Ngoài ra, việc không giữ vùng da sạch sẽ và khô ráo tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nhiễm trùng.

Giai đoạn của loét tì đè

Loét tì đè được chia thành các giai đoạn để đánh giá mức độ nghiêm trọng và mức độ tổn thương của vết loét.

- Giai đoạn 1: Da lành, chưa có dấu hiệu lở, da có màu đỏ, kém đàn hồi, có thể cảm nhận đau hoặc ngứa.

- Giai đoạn 2: Da bị tổn thương và lở ra. Loét tì đè ở giai đoạn này có thể là vết loét nông hoặc vết loét sâu hơn, với việc xuất hiện vùng da mất đi và mô dưới da bị tổn thương. Vết loét có thể xuất hiện như một vết ướt, loét mủ hoặc vết loét mờ.

- Giai đoạn 3: Vết loét tì đè đã phát triển thành một vết loét sâu hơn, tác động đến các lớp mô nằm dưới da có dấu hiệu nhiễm trùng. Vùng da xung quanh có thể viêm, sưng căng, sẫm màu.

- Giai đoạn 4: Giai đoạn nghiêm trọng nhất. Vết loét lan rộng và ảnh hưởng đến cả các cơ, gân, thậm chí xương. Vùng da xung quanh bị nứt và sẫm màu, có thể xuất hiện ký sinh trùng.

Việc xác định giai đoạn của loét tì đè là quan trọng để lựa chọn phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp. Đồng thời, việc theo dõi và đánh giá thường xuyên sẽ giúp xác định sự tiến triển và hiệu quả của quá trình điều trị.

Chăm sóc vết loét tì đè

Chăm sóc vết loét tì đè là một quá trình quan trọng để hỗ trợ việc lành vết và ngăn ngừa nhiễm trùng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi chăm sóc vết loét tì đè:

- Giữ vùng loét sạch sẽ: Vệ sinh vết loét theo hướng dẫn của y bác sĩ,  tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh hoặc chà xát mạnh, làm da tổn thương thêm.

- Giảm áp lực và ma sát: Thay đổi tư thế thường xuyên cho bệnh nhân để giảm áp lực và ma sát lên vùng loét.

- Đảm bảo dinh dưỡng tốt: Cung cấp chế độ ăn giàu protein, vitamin và khoáng chất để tăng cường quá trình lành vết. 

- Theo dõi và đánh giá: Theo dõi tình trạng vết loét (mức độ đau, kích thước, màu sắc) rồi báo cáo cho nhân viên y tế để điều chỉnh phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp.

Lưu ý rằng việc chăm sóc vết loét tì đè cần phải được thực hiện dưới sự giám sát và chỉ đạo của nhân viên y tế chuyên nghiệp.

Phòng bệnh loét tì đè

Phòng bệnh loét tì đè là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và tránh những biến chứng tiềm ẩn. 

- Điều chỉnh tư thế: Đảm bảo bệnh nhân thay đổi tư thế thường xuyên, đặc biệt khi ngồi hoặc nằm liên tục. Tư thế nghiêng và lật bên có thể giúp giảm áp lực tại các khu vực nhạy cảm.

- Giảm áp lực: Sử dụng các đệm chống áp lực hoặc đệm bằng gel để giảm áp lực tại các vùng tiếp xúc. Đồng thời, điều chỉnh áp lực giường và ghế bệnh để giảm áp lực lên cơ thể.

-  Chăm sóc da: Duy trì da sạch và khô, hạn chế việc sử dụng xà phòng và các chất tẩy rửa mạnh có thể làm khô da, có thể kem dưỡng giúp duy trì độ ẩm.

- Kiểm tra và chăm sóc định kỳ: Kiểm tra da thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu của loét tì đè. Nếu có bất kỳ vết đỏ, vết thương hoặc sự tổn thương nào, hãy báo cáo ngay cho nhân viên y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

- Chế độ ăn uống và dinh dưỡng: Cung cấp chế độ ăn giàu protein, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng và sức khỏe chung của da. 

- Tăng cường hoạt động: Khuyến khích bệnh nhân thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu và sức khỏe chung.

Điều trị loét tì đè bằng phương pháp tiêm PRP

Phương pháp PRP huyết tương giàu tiểu cầu trong điều trị vết thương mãn tính (loét tì đè) trong “Nghiên cứu biến đổi hóa mô miễn dịch tại chỗ vết thương mạn tính được điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân” của Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Ngọc Tuấn - Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác.

- Chỉ định: Tiêm PRP khi tại vị trí vết thương mạn tính (loét tì đè): Vết thương sạch hoại tử, không có các dấu hiệu nhiễm khuẩn trên lâm sàng.

- Chống chỉ định: Vết thương còn hoại tử hoặc có dấu hiệu nhiễm khuẩn trên lâm sàng; vết thương đang có loét tiến triển.

 - Các bước tiến hành: Liệu trình tiêm 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày theo các bước như sau: Tách PRP từ máu toàn phần của bệnh nhân bằng bộ PRP KIT - NEW PRP PRO KIT của công ty Geneworld
 

Tùy thuộc vào kích thước vết thương mà lấy số lượng máu nhiều hay ít để thu được số lượng PRP tự thân vừa đủ (trung bình là 0,5ml PRP cho 1cm2 diện tích vết thương). 

Quá trình tách huyết tương giàu tiểu cầu được thực hiện trong phòng đảm bảo vô trùng vô khuẩn, tuân thủ an toàn sinh học. Sau khi thu được dung dịch PRP tự thân của bệnh nhân, tiến hành trị liệu PRP tại chỗ loét tì đè như sau: Bộc lộ, rửa sạch vết thương bằng dung dịch Chlorhexidine 0,4%, sau đó rửa lại bằng dung dịch Natri Clorid 0,9%. 

Tiến hành tiêm PRP vào vùng da ngoại vi, cách mép vết thương 1cm ở các vị trí tương ứng với các điểm 3 - 6 - 9 - 12 giờ. Mỗi vị trí tiêm khoảng 1ml. Kỹ thuật tiêm tương tự như tiêm gây tê tại chỗ, sau tiêm, đắp gạc vô trùng sau đó băng kín vết thương. 

+ Thay băng định kỳ, tùy thuộc vào vết thương có thể thay 1 - 2 ngày/ lần. 

+ Tiêm lần 2 cách 5 - 7 ngày, kỹ thuật tương tự như ở lần tiêm 1. 

Kết quả: 

Tại thời điểm trước trị liệu huyết tương giàu tiểu cầu tự thân: Thâm nhiễm nhiều tế bào viêm, nguyên bào sợi nghèo nàn, mạch máu thưa thớt, sung huyết. 

- Sau trị liệu 1 tuần: Trong mô đệm, tế bào viêm giảm rõ rệt, nguyên bào sợi và tân mạch tăng sinh mạnh. 

- Sau trị liệu 2 tuần: Cùng với sự tăng sinh nguyên bào sợi và mạch máu tân tạo thì các tế bào biểu mô đã xuất hiện với mật độ dày đặc hơn. 

>>> Xem thêm: Tiêm PRP là gì? Những ứng dụng tuyệt vời của PRP trong trị liệu

>>> Xem thêm: Tất tần tật kiến thức PRP: PRP bao lâu thì có kết quả, phù hợp với đối tượng nào?

>>> Xem thêm: PRP bao lâu làm 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất

>>> Xem thêm: Địa chỉ tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tại TPHCM uy tín, được đánh giá cao

>>> Xem thêm: Review PRP huyết tương giàu tiểu cầu và những sai lầm thường gặp

Quý bệnh viện, phòng khám quan tâm liệu pháp tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu trong điều trị loét tì đè, vết thương mãn tính, vui lòng liên hệ Geneworld qua số hotline/ zalo 096 158 0039 để được tư vấn & chuyển giao miễn phí.

Công ty TNHH Mamprotech Việt Nam là tiền thân của Công ty TNHH Thế Giới Gen. Công ty TNHH THẾ GIỚI GEN được thành lập tháng 6/2009 bởi các nhà khoa học hàng đầu về công nghệ Tế bào gốc của Úc và Việt Nam với nhiệm vụ chính là phát triển các sản phẩm y học tái tạo.

Đọc tiếp

Hình ảnh

Bài viết liên quan

Chi phí tiêm prp cho da mặt giá bao nhiêu? Bao lâu tiêm 1 lần?

“Tiêm PRP cho da mặt giá bao nhiêu” là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu và quyết định thực hiện phương pháp làm đẹp này. Với khả năng trẻ hóa, tái sinh làn da tự nhiên, tiêm PRP huyết...

Tiêm prp cho da mặt có tác dụng gì? Ưu nhược điểm khi thực hiện

Tiêm PRP cho da mặt có tác dụng gì? PRP huyết tương giàu tiểu cầu được ứng dụng phổ biến nhờ khả năng làm đẹp da, tái sinh da vượt trội một cách tự nhiên. Phương pháp này hiện đang được rất nhiều t...

Chẩn đoán và điều trị hiệu quả viêm điểm bám gân khuỷu tay

Viêm điểm bám gân ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh hoạt, vận động bình thường của cơ thể, nhất là với viêm điểm bám gân khuỷu tay. Bởi cấu tạo của khuỷu tay khá phức tạp, nên việc chẩn đoá...

0961580039
0961580039