Vết thương mãn tính là gì? Phương pháp tiêm PRP điều trị vết thương mãn tính hiệu quả
Loét tì đè, loét do tiểu đường, loét tĩnh mạch, vết bỏng sâu… là vết thương mãn tính ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Điều trị vết thương mãn tính thường phức tạp, tốn kém, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều chuyên ngành nội, ngoại khoa và vẫn được coi là một thách thức của y học hiện nay.
Vết thương mãn tính là gì?
Vết thương mãn tính hay vết thương mạn tính là những vết thương mãi không lành, lâu lành hoặc lành rồi lại tái lại, thời gian có thể kéo dài từ 1, vài tháng hoặc thậm chí tính bằng năm. Vết thương mãn tính thường đi kèm với triệu chứng nhiễm trùng và hoại tử da, vì thế việc điều trị và chăm sóc đòi hỏi tỉ mỉ, phức tạp với thời gian dài.
Một số trường hợp có thể gặp vết thương mãn tính như: Nằm lâu trong một thời gian dài, vết bỏng sâu, chấn thương, ung thư da, bệnh nền tiểu đường, rối loạn chức năng lành thương…
Phân loại vết thương:
- Theo tình trạng da
+ Vết thương hở: Vết thương bị trầy xước, đâm thủng, cắt hay vết mổ… do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến các mô bên trong bị lộ ra ngoài
+ Vết thương kín: Vết thương còn sự nguyên vẹn của da như bầm máu, xuất huyết… thường tự khỏi, không cần điều trị
- Theo mức độ nhiễm trùng
+ Vết thương sạch: Những vết thương không chứa vi khuẩn hoặc có nhưng ít, không gây nhiễm trùng.
+ Vết thương nhiễm trùng: Vết thương có chứa vi khuẩn, gây ra những triệu chứng nhiễm trùng, tiết dịch, tạo mủ, hoại tử… kèm đau sưng, mệt mỏi, sốt.
- Theo thời gian
+ Vết thương cấp tính: Vết thương liền sau 3 - 14 ngày nếu được chăm sóc tốt. Những vết thương do phẫu thuật hay chấn thương là vết thương cấp tính.
+ Vết thương mãn tính: Vết thương lâu liền như loét tiểu đường, loét tỳ đè, loét do bỏng sâu… thời gian liền thương có thể từ một, vài tháng đến hàng năm.
Nguyên nhân và dấu hiệu của vết thương mãn tính
Nắm rõ nguyên nhân và dấu hiệu của vết thương mãn tính giúp điều trị từ sớm và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Nguyên nhân gây vết thương mãn tính
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vết thương mãn tính. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến:
Áp lực
Nằm liệt trong thời gian dài khiến cho các tế bào da giảm lượng máu lưu thông, tắc nghẽn mao mạch, tế bào chết nhanh hơn. Lúc này, loét tì đè hình thành ở những vùng ít được bao quanh bởi cơ và mỡ như xương cụt, cột sống, hông, bả vai, khuỷu tay…
Ma sát, cọ sát
Vùng tổn thương bị tác động liên tục bởi lực ma sát hoặc chấn thương lặp đi lặp lại, quá trình lành có thể bị gián đoạn. Việc ma sát khiến da bị tổn thương thêm lần nữa, sâu hơn, rộng hơn, dễ bị vi khuẩn tấn công vết thương, dẫn hình thành vết thương mãn tính.
Nhiễm trùng
Vết thương bị nhiễm trùng có thể gây trì hoãn quá trình lành. Nhiễm trùng có thể xảy ra do vi khuẩn, nấm, virus hoặc các tác nhân gây bệnh khác. Việc điều trị nhiễm trùng và kiểm soát tình trạng vi khuẩn trong vết thương là quan trọng để đạt được lành vết thương.
Vấn đề về tế bào và mạch máu
Một số vết thương mãn tính có thể phát sinh do vấn đề về tế bào và mạch máu. Ví dụ, trong trường hợp bệnh tiểu đường, tình trạng tắc mạch máu và tổn thương tế bào có thể làm chậm quá trình lành vết thương.
Hệ thống miễn dịch suy giảm
Các vấn đề về hệ thống miễn dịch có thể làm cho quá trình lành vết thương trở nên khó khăn. Hệ thống miễn dịch yếu có thể gây ra sự chậm trễ trong việc phục hồi và lành vết thương.
Yếu tố dinh dưỡng
Thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình tái tạo mô, có thể góp phần vào vết thương mãn tính. Cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể là quan trọng để đảm bảo quá trình lành vết thương diễn ra một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, tình trạng tâm lý căng thẳng, lo lắng và trầm cảm cũng ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Stress và tình trạng tâm lý không ổn định có thể làm chậm quá trình phục hồi và lành vết thương.
Dấu hiệu của vết thương mãn tính
- Khó lành. Vết thương mãn tính có xu hướng không lành hoặc lành chậm từ 1, vài tháng đến hàng năm. Mặc dù có thể có quá trình lành nhưng nó thường kéo dài trong thời gian dài và không đạt được sự phục hồi hoàn toàn.
- Xuất hiện loét. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, vết thương mãn tính có thể phát triển thành loét, tức là một vùng da không lành hoàn toàn, thường có một vết rỗ hở.
- Đau kéo dài. Vết thương mãn tính thường đi kèm với đau kéo dài, không giảm đi sau một thời gian dài.
- Viêm. Viêm là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để bảo vệ và khởi động quá trình lành vết thương. Tuy nhiên, trong vết thương mãn tính, viêm có thể kéo dài và trở nên mãn tính.
- Thay đổi màu sắc. Vết thương mãn tính có thể có màu sắc khác thường, có thể có màu đỏ, tím, xám hoặc thậm chí đen.
- Thay đổi trong mô da xung quanh. Da xung quanh vết thương mãn tính thường trở nên dày hơn, cứng, khô, nứt nẻ hoặc xuất hiện vảy.
- Xuất hiện tổn thương mô sâu. Vết thương mãn tính thường liên quan đến tổn thương mô sâu, như tổn thương cơ, gân hoặc mô mỡ. Các cấu trúc này có thể bị ảnh hưởng và gây ra các triệu chứng như giảm khả năng vận động và suy yếu.
Vết thương mãn tính có nguy hiểm không?
Có. Vết thương mãn tính mang theo nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, vết thương mãn tính có thể gây nhiễm trùng. Vi khuẩn, nấm và virus có thể xâm nhập vào vùng thương và lan rộng trong cơ thể, gây ra biến chứng nhiễm trùng, hoại tử.
Ngoài ra, vết thương mãn tính cũng có thể gây suy yếu chức năng của cơ, gân và xương, hạn chế khả năng vận động và suy giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, việc phát hiện, điều trị và tìm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế là rất quan trọng.
Chăm sóc vết thương mãn tính tại nhà
Góp phần giúp vết thương nhanh lành, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, dưới đây là cách chăm sóc vết thương mãn tính:
- Vệ sinh vết thương sạch theo hướng dẫn của bác sĩ, hạn chế tiếp xúc với chất bẩn và tác động môi trường có thể gây nhiễm trùng.
- Tránh sử dụng các loại thuốc chống viêm, kem hay dung dịch xịt… bởi nó có khả năng ảnh hưởng đến quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể.
- Đảm bảo ăn uống khoa học. Chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ dinh dưỡng có thể hỗ trợ quá trình lành vết thương và tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Băng bó vết thương. Vết thương sẽ lành nhanh hơn khi được giữ đủ ẩm. Đảm bảo băng bó được thay đổi định kỳ và sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.
- Vận động thường xuyên để tăng lưu thông máu, tăng tốc độ lành thương và cải thiện sức khỏe nói chung.
Tiêm PRP điều trị vết thương mãn tính nhanh lành, hiệu quả
Phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP từ lâu được biết đến với khả năng tái tạo mô và chữa lành thương tổn hiệu quả. Phương pháp này sử dụng máu của người bệnh (tự thân), ly tâm, tách chiết, hoạt hóa thu về huyết tương giàu tiểu cầu với dồi dào yếu tố tăng trưởng.
Khi tiêm PRP vào vùng da thương tổn, giúp giảm viêm, tăng cường tân tạo mạch, tăng khả năng di cư và tăng sinh của nguyên bào sợi, thúc đẩy biểu mô hóa, tăng sản xuất Collagen dưới da, từ đó, đẩy nhanh quá trình liền thương hiệu quả.
Được Bộ Y tế cấp phép lần đầu tiên tại Việt Nam, đáp ứng các tiêu chuẩn GMP-WHO, GMP-FDA, ISO 13485:2016, bộ dụng cụ tách chiết NEW PRP PRO KIT của Geneworld được các bệnh viện, phòng khám tin dùng trong phương pháp điều trị vết thương mãn tính.
- Đảm bảo giấy tờ pháp lý, chứng nhận quốc tế
- Định lượng chuẩn chất hoạt hóa, chất chống đông
- Khả năng làm giàu 6 đến 8 lần tiểu cầu
- Hoạt hóa gần như toàn bộ yếu tố tăng trưởng
- Vô trùng tuyệt đối từ khâu sản xuất - đóng gói
>>> Xem thêm: PRP là phương pháp gì? Tại sao được bệnh viện, phòng khám tin chọn?
>>> Xem thêm: Liệu pháp PRP có tác dụng gì? Nên sử dụng bộ KIT nào để tách chiết huyết tương giàu tiểu cầu
>>> Xem thêm: PRP bao lâu làm 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất
>>> Xem thêm: Phương pháp tiêm cấy PRP giá bao nhiêu? Địa chỉ thực hiện PRP uy tín
>>> Xem thêm: Review PRP huyết tương giàu tiểu cầu và những sai lầm thường gặp
Quý bệnh viện, phòng khám quan tâm đến điều trị vết thương mãn tính bằng phương pháp tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu, liên hệ Geneworld để tham khảo bộ PRP KIT - NEW PRP PRO KIT ngay!
Bài viết liên quan
Chi phí tiêm prp cho da mặt giá bao nhiêu? Bao lâu tiêm 1 lần?
“Tiêm PRP cho da mặt giá bao nhiêu” là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu và quyết định thực hiện phương pháp làm đẹp này. Với khả năng trẻ hóa, tái sinh làn da tự nhiên, tiêm PRP huyết...
Tiêm prp cho da mặt có tác dụng gì? Ưu nhược điểm khi thực hiện
Tiêm PRP cho da mặt có tác dụng gì? PRP huyết tương giàu tiểu cầu được ứng dụng phổ biến nhờ khả năng làm đẹp da, tái sinh da vượt trội một cách tự nhiên. Phương pháp này hiện đang được rất nhiều t...
Chẩn đoán và điều trị hiệu quả viêm điểm bám gân khuỷu tay
Viêm điểm bám gân ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh hoạt, vận động bình thường của cơ thể, nhất là với viêm điểm bám gân khuỷu tay. Bởi cấu tạo của khuỷu tay khá phức tạp, nên việc chẩn đoá...