Kem chống nắng là gì? Những điều cần biết để dùng tốt nhất
Nắng được xem là kẻ thù số một của làn da. Do đó, sử dụng kem chống nắng là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp da tránh khỏi những tác động xấu của tia cực tím. Vậy kem chống nắng là gì và sử dụng kem chống nắng làm sao cho hiệu quả? Theo dõi bài viết sau của Geneworld để tìm lời giải đáp nhé!
1. Kem chống nắng là gì?
Kem chống nắng là một loại mỹ phẩm bôi ngoài da, có công dụng chính giúp ngăn chặn và phòng ngừa các tác động của ánh nắng Mặt Trời (tia UV) lên các vùng da trên cơ thể. Ngoài ra, các loại kem chống nắng tốt còn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lý da liễu nguy hiểm như: đồi mồi, tàn nhang, cháy/bỏng da, ung thư da,...
2. Công dụng của kem chống nắng là gì?
Nhiều người thường xem nhẹ việc bôi kem chống nắng vì nghĩ rằng chỉ cần che chắn bằng khẩu trang, găng tay, áo chống nắng,... là đủ. Trên thực tế, ánh nắng Mặt Trời lại độc hại hơn chúng ta nghĩ. Những tia UV nguy hiểm (UVA, UVB, UVC) có thể dễ dàng xuyên qua lớp vải và gây hư tổn cho làn da mỏng manh.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, làn da của những người không bôi kem chống nắng sẽ dễ gặp phải các tình trạng nám, cháy nắng, đồi mồi,...và nhanh lão hoá da hơn so với những người thường xuyên xài kem. Thậm chí, họ còn có thể mắc phải các bệnh lý đe dọa đến sức khỏe như bỏng da hay ung thư da.
Do đó, sử dụng kem chống nắng sẽ giúp cho da có thêm một lớp "áo giáp" bảo vệ tối ưu dưới tác động của ánh nắng và các loại bụi bẩn. Từ đó, giúp da khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa được mọi vấn đề gây tổn thương trên da như lão hoá, sạm, nám,....
Đồng thời, một số loại kem chống nắng còn có thành phần nuôi dưỡng và cung cấp các dưỡng chất có lợi cho da. Chính vì thế, để có một làn da đẹp, chúng ta cần duy trì thói quen bôi kem chống nắng hằng ngày.
>>Xem thêm: Top 10 viên uống chống nắng trắng da tốt nhất hiện nay
3. Nên dùng kem chống nắng khi nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Theo các chuyên gia, kem chống nắng phải được sử dụng hằng ngày và bôi trước khi ra ngoài khoảng 30 phút để phát huy tối đa tác dụng.
Nếu bạn có các bước trang điểm kế tiếp, bạn cần bôi kem chống nắng ngay sau khi dưỡng da và trước khi đánh kem nền. Như vậy các lớp mỹ phẩm sẽ không bị trộn lẫn vào nhau, lớp kem chống nắng cũng sẽ được giữ chặt trên da để giúp da hạn chế khỏi các tia UV độc hại hiệu quả hơn.
>>Xem thêm: Cách sử dụng viên uống chống nắng tốt nhất mà bạn cần biết
4. Ý nghĩa các chỉ số trong kem chống nắng là gì?
Nếu lần đầu tìm hiểu về kem chống nắng là gì, bạn sẽ được làm quen với các chỉ số quan trọng như SPF, PA,... Những con số này thường được in trên phần bao bì sản phẩm và có những ý nghĩa cụ thể sau:
Chỉ số SPF
SPF hay Sun Protection Factor là chỉ số là định mức đo lường khả năng chống lại tia UVB có trong kem chống nắng. Chỉ số này càng cao chứng tỏ sản phẩm càng có khả năng chống nắng mạnh. Ngày nay, các dòng kem chống nắng trên thị trường thường có chỉ số SPF dao động trong khoảng từ 15-100.
>>Xem thêm: Top 11 kem chống nắng 50+ SPF có tác dụng bảo vệ tốt nhất
Chỉ số PA
Nếu chỉ số SPF dùng để ngăn tia UVB thì chỉ số PA (Protection grade of UVA) lại giúp làn da được bảo vệ khỏi tia UVA. Đây là một loại tia cực tím có khả năng xuyên qua các lớp biểu bì và tác động mạnh mẽ hơn cả tia UVB.
Chỉ số PA còn được gọi là khả năng lọc tia UVA do Hiệp Hội Mỹ Phẩm Nhật Bản công nhận. Tính đến nay, các sản phẩm kem chống nắng sẽ có mức chỉ số PA từ 1 - 4+. Sản phẩm có chỉ số PA càng cao (+++, ++++) sẽ càng giúp da chống lại dấu hiệu tổn thương tốt hơn.
Kem chống nắng phổ rộng
Đây là loại kem chống nắng có chứa cả hai chỉ số SPF và PA giúp ngăn chặn tia UVA và UVB có hại cho làn da. Mặt khác, kem chống nắng phổ rộng còn có khả năng ngăn ngừa tác hại của tác nhân khác như tia hồng ngoại, tia cực tím, ánh sáng xanh,...
>>Xem thêm: Kem chống nắng phổ rộng là gì? Cách nhận biết và sử dụng tốt nhất
5. Có các loại kem chống nắng nào?
Hiện nay, có 3 dòng kem chống nắng phổ biến nhất để chúng ta lựa chọn, bao gồm:
5.1. Kem chống nắng vật lý
Kem chống nắng vật lý còn có tên gọi khác là sunblock. Thành phần chính của loại kem này bao gồm titanium dioxide và zinc oxide. Kem chống nắng vật lý thường có tác dụng rất nhanh trên da chỉ sau khi bôi lớp đầu tiên. Sở hữu thành phần lành tính nên kem chống nắng vật lý còn có thể dùng cho cả em bé và những người có làn da nhạy cảm.
>>Xem thêm: Top 7 kem chống nắng vật lý tốt cho da nhạy cảm, không gây kích ứng
5.2. Kem chống nắng hóa học
Đây là loại kem chống nắng thường chứa các thành phần avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,…đóng vai trò như một lớp màng lọc vững chắc, bảo vệ da khỏi các loại tia UV tối ưu. Ngoài ra, kem chống nắng hóa học còn sở hữu kết cấu khá lỏng, mỏng nhẹ nên khả năng thẩm thấu cực kì nhanh và không để lại các vệt trắng hay vón cục trên da khi sử dụng.
5.3. Kem chống nắng sinh học
Kem chống nắng sinh học được hiểu là dòng mỹ phẩm sinh học tích hợp, sở hữu ưu điểm của cả hai loại kem chống nắng vật lý và hóa học kể trên. Bảng thành phần của sản phẩm này tương đối lành tính và an toàn cho mọi loại da vì chiết xuất từ men vi sinh có lợi. Kem chống nắng sinh học sở hữu hầu như mọi ưu điểm tuyệt vời như thấm nhanh, không bít tắc lỗ chân lông, không vón cục, chỉ số chống nắng cao,...
6. Cách chọn kem chống nắng hợp cho mọi loại da
Nhiều người dùng hiện nay đã biết về khái niệm kem chống nắng là gì. Tuy nhiên không phải ai cũng lựa chọn được loại kem chống nắng thực sự phù hợp với làn da của mình. Mỗi loại da sẽ có những dòng kem chống nắng riêng biệt, sau đây là các cách chọn kem chống nắng sao cho phù hợp với từng loại da khác nhau:
6.1. Chọn kem chống nắng cho da dầu
Những làn da dầu thường có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh gây bít tắc lỗ chân lông. Do đó, khi chọn kem chống nắng bạn cần lưu ý các tiêu chí sau:
- Chọn sản phẩm oil-free, oil-control, no-sebum,... để tránh tình trạng nhờn rít dễ tạo nhân mụn.
- Chọn các sản phẩm nói không với hương liệu, chất tạo mùi, PABA vì dễ gây kích ứng với các làn da dầu mụn nghiêm trọng.
- Chọn kem chống nắng có kết cấu mỏng, nhẹ, thấm nhanh và nên ưu tiên các dòng kem chống nắng hóa học.
- Nên chọn các sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF từ 30-35.
6.2. Chọn kem chống nắng cho da khô
Với làn da khô, bạn cần chọn loại kem chống nắng có tích hợp thêm các thành phần dưỡng ẩm phục hồi da như: ceramides và peptides. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được các tác dụng phụ của kem chống nắng tốt hơn. Bên cạnh đó, các loại kem chống nắng có chỉ số SPF trong khoảng từ 30-50 sẽ phù hợp nhất với nền da khô.
>>Xem thêm: Dưỡng ẩm có tác dụng gì? 7 lợi ích khi dùng kem dưỡng ẩm cho da
6.3. Chọn kem chống nắng cho da nhạy cảm
Một làn da nhạy cảm nên chọn các sản phẩm nói không với hương liệu hay chứa quá nhiều chất hóa học. Mặt khác, kem chống nắng dành cho da nhạy cảm còn phải chứa các thành phần lành tính với chiết xuất từ thiên nhiên và ưu tiên kết cấu mỏng nhẹ, dễ thấm. Chỉ số chống nắng SPF/PA tốt nhất cho da nhạy cảm thường giao động từ 20-50.
>>Xem thêm: Điểm danh các bộ mỹ phẩm dành cho da nhạy cảm tốt nhất
6.4. Chọn kem chống nắng cho da dầu mụn
Da bị mụn, dầu được xem là một loại da gốc dầu, các lỗ chân lông dễ bít tắc nên hay gây ra tình trạng mụn sưng viêm khá nghiêm trọng. Việc lựa kem chống nắng cho làn da này cũng cần hết sức cẩn thận. Bạn nên ưu tiên chọn những sản phẩm không chứa dầu và có khả năng điều tiết bã nhờn hiệu quả.
Có thể thấy, tùy thuộc vào từng nền da sẽ có những loại kem chống nắng khác nhau. Nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về skincare hay đang loay hoay giữa các sản phẩm kem chống nắng thì Bio Sunscreen sẽ là một sản phẩm phù hợp với mọi loại da mà bạn nên trải nghiệm.
Bio Sunscreen là kem chống nắng phổ rộng của thương hiệu mỹ phẩm Geneword. Sản phẩm được kết hợp cả 3 cơ chế Vật lý - Hóa học - Sinh học nên có khả năng chống lại hai loại tia UVA và UVB hiệu quả. Ngoài ra, kem chống nắng Bio Sunscreen còn được bổ sung các thành phần dưỡng chất giúp nuôi dưỡng và tái tạo làn da khỏe từ sâu bên trong.
7. Các cách bôi kem chống nắng đúng chuẩn
Để sản phẩm đem đến hiệu quả tối ưu nhất, hãy tham khảo các bước bôi kem chống nắng đúng chuẩn dưới đây:
Bước 1: Làm sạch bề mặt da với sữa rửa mặt.
Bước 2: Dưỡng da với các sản phẩm như toner, kem dưỡng ẩm, serum dưỡng ẩm,... để hỗ trợ bước bôi kem chống nắng được dễ dàng hơn.
Bước 3: Lấy một lượng kem chống nắng khoảng 2 ngón tay (ngón trỏ và ngón áp út) và bôi lên toàn bộ vùng da mặt, cổ. Với các loại kem chống nắng vật lý đặc sánh, bạn nên thao tác nhanh để hạn chế tình trạng vón hoặc tạo vệt trên da.
Bước 4: Thoa lại kem chống nắng từ 3-4 tiếng để đảm bảo tác dụng chống nắng hiệu quả trên da. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kết hợp các loại viên uống chống nắng để bảo vệ da toàn diện hơn.
>>Xem thêm:
Dùng viên uống chống nắng có tốt và an toàn cho sức khỏe không?
Viên uống chống nắng hiện nay có tác dụng phụ không?
Ngày nay, việc sử dụng kem chống nắng đã dần trở thành thói quen của nhiều người nhằm bảo vệ làn da và sức khỏe của bản thân. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về kem chống nắng là gì cũng như biết cách chọn loại kem chống nắng phù hợp với bản thân. Để biết thêm thông tin về các sản phẩm, tham khảo ngay tại website của Geneworld nhé!
>>Xem thêm:
11+ sữa rửa mặt dạng gel tốt nhất cho da hiện nay
Top 5 serum tái tạo da tốt nhất hiện nay và cách sử dụng
Top 9 mặt nạ thải độc cho da tốt nhất, được tin dùng hiện nay
Tags: kem chống nắng sunscreen, kem chống nắng cho da đang treatment, viên chống nắng nội sinh, viên uống chống nắng uv, mỹ phẩm organic là gì, công nghệ tế bào gốc là gì, organic là gì, mỹ phẩm sinh học là gì,...
Bài viết liên quan
Chi phí tiêm prp cho da mặt giá bao nhiêu? Bao lâu tiêm 1 lần?
“Tiêm PRP cho da mặt giá bao nhiêu” là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu và quyết định thực hiện phương pháp làm đẹp này. Với khả năng trẻ hóa, tái sinh làn da tự nhiên, tiêm PRP huyết...
Tiêm prp cho da mặt có tác dụng gì? Ưu nhược điểm khi thực hiện
Tiêm PRP cho da mặt có tác dụng gì? PRP huyết tương giàu tiểu cầu được ứng dụng phổ biến nhờ khả năng làm đẹp da, tái sinh da vượt trội một cách tự nhiên. Phương pháp này hiện đang được rất nhiều t...
Chẩn đoán và điều trị hiệu quả viêm điểm bám gân khuỷu tay
Viêm điểm bám gân ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh hoạt, vận động bình thường của cơ thể, nhất là với viêm điểm bám gân khuỷu tay. Bởi cấu tạo của khuỷu tay khá phức tạp, nên việc chẩn đoá...