

Tế bào gốc lấy từ đâu? Nguồn tế bào gốc phổ biến trong điều trị hiện nay
Trong những năm gần đây, tế bào gốc đã trở thành từ khóa được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực y học hiện đại và thẩm mỹ tái tạo. Không chỉ mang đến hy vọng cho nhiều bệnh lý phức tạp, phương pháp điều trị bằng tế bào gốc còn mở ra hướng đi đột phá trong phục hồi chức năng và làm đẹp da. Một trong những yếu tố then chốt quyết định hiệu quả điều trị chính là nguồn gốc của tế bào gốc. Vậy tế bào gốc được lấy từ đâu? Những nguồn tế bào gốc nào đang được sử dụng phổ biến trong thực tiễn y khoa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tế bào gốc là gì
Tế bào gốc (stem cell) là những tế bào chưa biệt hóa, có khả năng tự tái tạo và phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Đây là loại tế bào đặc biệt có thể phân chia không giới hạn và đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc đã chết.
Có 2 đặc tính chính của tế bào gốc:
- Tự tái tạo (self-renewal): Có khả năng phân chia và tạo ra các tế bào gốc giống hệt ban đầu.
- Biệt hóa (differentiation): Có thể phát triển thành các loại tế bào chuyên biệt như tế bào da, thần kinh, máu, cơ, xương...
Hiện nay tế bào gốc đang được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học tái tạo, bao gồm điều trị hơn 100 loại bệnh lý, thẩm mỹ trẻ hóa da, và nghiên cứu phát triển thuốc mới.
Việc phát hiện ra tế bào gốc được coi là thành tựu mới của y học trong hơn thế kỷ qua, mở ra tương lai mới cho y học tái tạo, cho phép con người kỳ vọng vào những ứng dụng to lớn nhằm nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Tế bào gốc lấy từ đâu
Tế bào gốc lấy từ đâu? Tế bào gốc được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
Tế bào gốc phôi
Lấy từ phôi thai giai đoạn sớm. Đây là loại tế bào gốc toàn năng, có khả năng biệt hóa thành tất cả các loại tế bào trong cơ thể, mang tới tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực y học tái tạo. Tuy nhiên, tế bào gốc phôi dính phải nhiều vấn đề đạo đức và không được ứng dụng để điều trị.
Tế bào gốc nhũ nhi
Được phân lập từ dây rốn, máu dây rốn và nhau thai của trẻ sơ sinh, tế bào gốc nhũ nhi mang lại tiềm năng trong ứng dụng điều trị các bệnh lý về huyết học, y học tái tạo, điều chỉnh hệ miễn dịch….
Tế bào gốc trưởng thành
Là các tế bào gốc trưởng thành được tìm thấy trong các nguồn như tủy xương, mô mỡ, máu, da… Mặc dù khả năng biệt hóa giới hạn hơn so với tế bào gốc phôi, thường chỉ tạo ra một số loại tế bào nhất định, tuy nhiên lại không vấp phải tranh cãi về vấn đề đạo đức, là nguồn sẵn có dồi dào và dễ thu nhận, nuôi cấy nên thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý.
Tế bào gốc vạn năng cảm ứng
Là các tế bào gốc trưởng thành được các nhà khoa học “lập trình lại” để trở về trạng thái giống tế bào gốc phôi. Tế bào gốc vạn năng cảm ứng có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào, mang lại tiềm năng lớn và tránh được vấn đề đạo đức liên quan đến việc phá hủy phôi.
Các nguồn tế bào gốc phổ biến trong điều trị
Trong y học hiện đại, tế bào gốc trưởng thành là loại được ứng dụng rộng rãi nhất trong các phương pháp điều trị bệnh lý và phục hồi mô tổn thương. Không chỉ dễ tiếp cận, các tế bào gốc trưởng thành còn có ưu điểm lớn là ít gây phản ứng đào thải khi sử dụng tế bào gốc tự thân.
Ba nguồn tế bào gốc trưởng thành phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
Tế bào gốc từ tủy xương:
Đây là nguồn tế bào gốc đã được nghiên cứu và sử dụng từ rất sớm. Thường được dùng trong điều trị bệnh máu, bệnh lý xương khớp và ung thư.
Tế bào gốc từ mô mỡ:
Dễ thu thập, dồi dào, quy trình tách chiết đơn giản và hàm lượng tế bào gốc cao, tế bào gốc từ mô mỡ đang được ứng dụng nhiều trong thẩm mỹ, trẻ hóa da, xương khớp cũng như tái tạo mô mềm.
Tế bào gốc từ máu và mô dây rốn:
Thu thập ngay sau khi trẻ chào đời, tế bào gốc từ máu và mô dây rốn có tiềm năng lớn trong điều trị các bệnh lý bẩm sinh, miễn dịch và một số bệnh lý thần kinh. Hiện nay, loại tế bào gốc này có thể được lưu trữ lâu dài trong ngân hàng tế bào gốc.
Điểm nổi bật của tế bào gốc trong điều trị
Tế bào gốc ngày càng được ưa chuộng và phát triển trong y học hiện đại nhờ những ưu điểm nổi bật sau:
1. Khả năng tái tạo và phục hồi
Tế bào gốc có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Nhờ đó, chúng giúp phục hồi các mô bị tổn thương, thay thế tế bào chết và cải thiện chức năng cơ quan hiệu quả.
2. Điều trị tận gốc - Hướng tiếp cận mới trong y học
Không chỉ kiểm soát triệu chứng, tế bào gốc tác động từ nguyên nhân gốc rễ của bệnh. Đây là ưu điểm quan trọng trong các bệnh mãn tính như thoái hóa khớp, tổn thương thần kinh, bệnh tim, tiểu đường...
3. Giảm nguy cơ biến chứng và đào thải
Khi sử dụng tế bào gốc tự thân (lấy từ chính cơ thể người bệnh), nguy cơ xảy ra phản ứng miễn dịch hay đào thải gần như bằng 0. Điều này giúp quá trình điều trị an toàn và hiệu quả hơn.
4. Không xâm lấn hoặc ít xâm lấn
Nhiều liệu trình sử dụng tế bào gốc có thể thực hiện qua đường tiêm hoặc truyền, hạn chế tối đa phẫu thuật. Nhờ đó, bệnh nhân hồi phục nhanh, giảm đau và rút ngắn thời gian nằm viện.
5. Ứng dụng đa lĩnh vực
Tế bào gốc được ứng dụng rộng rãi trong:
- Y học tái tạo: chữa lành tổn thương xương khớp, thần kinh, tim mạch
- Thẩm mỹ - da liễu: trẻ hóa da, điều trị sẹo, rụng tóc
- Huyết học - ung bướu: hỗ trợ điều trị ung thư máu, bệnh di truyền
Một số câu hỏi về tế bào gốc
1. Tế bào gốc chữa được các bệnh nào?
Hiện nay, đã có hơn 100 bệnh lý được điều trị với tế bào gốc, tiêu biểu trong số đó có thể kể đến như:
- Bệnh máu ác tính
- Viêm xương khớp
- Hồi phục chứng đột quỵ não
- Chấn thương cột sống
- Tiểu đường type 1
- Parkinson, Alzheimer
- Xơ cứng teo cơ một bên
…
Hiệu quả điều trị với tế bào gốc khác nhau tùy phụ thuộc vào loại tế bào gốc sử dụng, tình trạng bệnh và phương pháp áp dụng.
2. Tế bào gốc có thể lưu trữ để sử dụng lâu dài không?
Có. Hiện nay, tế bào gốc có thể được lưu trữ trong ngân hàng tế bào gốc bằng kỹ thuật đông lạnh sâu để sử dụng về sau. Nguồn lưu trữ phổ biến là máu và mô dây rốn.
Việc lưu trữ tế bào gốc sớm có thể mang lại cơ hội điều trị cao hơn trong tương lai cho chính người đó hoặc người thân trong gia đình.
3. Trường hợp nào không điều trị được bằng tế bào gốc?
Tế bào gốc không phải là “thuốc tiên” và không có tác dụng với tất cả các bệnh. Một số hạn chế gồm
- Bệnh giai đoạn quá muộn, tổn thương không thể phục hồi
- Ung thư giai đoạn cuối
- Bệnh di truyền phức tạp chưa có phác đồ tế bào gốc phù hợp
- Cơ thể người bệnh không đáp ứng miễn dịch hoặc có nguy cơ thải ghép
- Bệnh nhân lớn tuổi, suy kiệt
Do đó, liệu pháp tế bào gốc cần được cân nhắc kỹ và chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Qua đây, Geneworld hy vọng đã giải đáp được thắc mắc: “tế bào gốc lấy từ đâu” cùng các thông tin liên quan xoay quanh tế bào gốc. Để tìm hiểu thêm về tế bào gốc và những ứng dụng của phương pháp này, truy cập geneworld.vn để biết thêm!
Bài viết liên quan
Tế bào gốc lấy từ đâu? Nguồn tế bào gốc phổ biến trong điều trị hiện nay
Trong những năm gần đây, tế bào gốc đã trở thành từ khóa được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực y học hiện đại và thẩm mỹ tái tạo. Không chỉ mang đến hy vọng cho nhiều bệnh lý phức tạp, phương pháp ...
Chi phí tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp vai
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp vai được đánh giá cao trong phục hồi thương tổn ở bệnh nhân thoái hóa khớp vai giai đoạn nhẹ đến trung bình. Nhờ khả năng tái tạo mô sụn tự nhiên, kháng viêm hiệ...
Điều trị thoái hóa khớp háng với phương pháp tiêm PRP
Thoái hóa khớp háng gây đau và hạn chế vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong số các phương pháp điều trị hiện nay, tiêm PRP huyết tương giàu ti...