Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh hiệu quả
Đối với những người mắc bệnh hoặc có người nhà mắc bệnh thoái hóa cột sống thì câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là: Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Trung bình tại Việt Nam có tới 35% dân số mắc bệnh thoái hóa cột sống nói chung. Tình trạng này gióng lên hồi chuông cảnh báo, cần hiểu về bệnh, phát hiện và điều trị bệnh từ sớm. Trong bài viết này, hãy cùng Geneworld giải đáp những thắc mắc liên quan đến thoái hóa cột sống.
Tìm hiểu về bệnh thoái hóa cột sống
Cột sống của con người bao gồm từ 32-35 đốt sống, được chia thành các đoạn dựa trên vị trí khác nhau:
- Cột sống cổ: Gồm 7 đốt sống, được ký hiệu C1 - C7 làm nhiệm vụ bảo vệ thân não và tủy sống, giúp đầu và cổ chuyển động.
- Cột sống ngực: Gồm 12 đốt sống, ký hiệu T1 - T12, có kích thước lớn hơn so với cột sống cổ, giúp ổn định lồng ngực và bảo vệ các cơ quan bên trong
- Cột sống lưng: Gồm 5 đốt sống, ký hiệu L1 - L5. Cột sống lưng gồm các đốt sống lớn nhất, có chức năng chống đỡ trọng lượng của toàn cơ thể, hỗ trợ di chuyển, cúi gập người (nhưng không linh hoạt bằng đốt sống cổ).
- Xương cùng: Gồm 5 đốt, được ký hiệu S1 - S5, hợp nhất thành hình tam giác, tiếp giáp với xương chậu
- Xương cụt: 3-5 đốt, giúp gắn kết cho dây chằng và cơ bắp sàn chậu
Trong đó, cột sống lại được cấu tạo từ các thành phần: Đốt sống, đĩa đệm, dây thần kinh trong lỗ liên hợp, khớp, mấu ngang, mấu vai, tủy sống.
Thoái hóa cột sống là việc đốt sống bị tổn thương, đĩa đệm mài mòn, mất tính đàn hồi, xơ cứng dây chằng. Bệnh thường gặp ở các đốt sống cổ, đốt sống ngực, đốt sống lưng - vùng phải hoạt động nhiều, chịu áp lực thường xuyên.
Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không
Thoái hóa cột sống là bệnh lý mãn tính tiến triển dần và kéo dài. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng thoái hóa cột sống ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc của người bệnh. Đồng thời kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có nguy cơ liệt nửa người.
Biến chứng của thoái hóa cột sống cổ
- Thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép dây thần kinh, khiến thiếu máu lên não gây hoa mắt chóng mặt, mất thăng bằng, xuất huyết não, nguy hiểm hơn là đột quỵ.
- Gai xương phát triển gây chèn ép tủy, cảm giác vận động, cầm nắm của người bệnh bị ảnh hưởng, tay có thể bị liệt hoặc liệt nửa người.
- Các đốt sống thoái hóa khiến cấu trúc cột sống bị sai lệch theo, chèn lên các dây thần kinh, chi phối đến tim, gây nên đau tim, rối loạn nhịp tim…
Biến chứng của thoái hóa cột sống lưng
- Thoái hóa cột sống thắt lưng dẫn đến chèn ép dây thần kinh tọa, gây đau dữ dội từ thắt lưng xuống bàn chân
- Cột sống biến dạng, vẹo lưng, gù/ khom lưng vĩnh viễn
- Các cơ chi bị teo nhỏ, mất khả năng vận động, liệt người.
Thoái hóa cột sống có trị hết không
Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống giúp giảm đau, kháng viêm, làm chậm diễn tiến bệnh và giúp người bệnh vận động tốt hơn. Tuy nhiên, không thể chữa dứt điểm được bệnh. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh sau khi được bác sĩ đánh giá.
Hình ảnh thoái hóa cột sống cổ/lưng
Phát hiện sớm để điều trị thoái hóa cột sống thông qua những hình ảnh được chụp lại như:
- Thoái hóa cột sống cổ
Cột sống cổ gồm 7 đốt sống đầu tiên C1 - C7 nối từ xương sọ xuống.
Dấu hiệu nhận biết thoái hóa:
+ Hẹp đĩa đệm
+ Hình thành các gai xương
+ Dây thần kinh bị chèn ép
- Thoái hóa cột sống lưng
Cột sống lưng nằm giữa cột sống cổ với xương cụt gồm 12 đốt từ L1 - L12.
Dấu hiệu nhận biết thoái hóa:
+ Đốt sống bị nứt vỡ, mài mòn
+ Hình thành gai xương ở rìa đốt sống
+ Dây thần kinh bị chèn ép
+ Trượt đốt sống thắt lưng
+ Cột sống bị dị dạng
Bài tập thể dục thoái hóa cột sống
Việc lựa chọn và tập bài tập thoái hóa cột sống đúng cách rất quan trọng với người bệnh. Bởi lúc này, cột sống đã chịu tổn thương nhiều, nên các bài tập vận động mạnh sẽ khiến khớp chịu tác động mạnh, suy yếu hơn. Để chọn được bài tập phù hợp, người bệnh thoái hóa cột sống nên thăm khám thường xuyên và trao đổi, tư vấn từ bác sĩ. Đồng thời, một kế hoạch tập luyện khoa học, đều đặn cũng rất cần thiết.
Thoái hóa cột sống cổ
1. Nghiêng cột sống cổ
- Ngồi thẳng lưng, dùng tay đặt lên tai bên đối diện
- Nhẹ nhàng kéo nghiêng đầu và giữ yên trong 2 phút
- Làm tương tự với bên cổ còn lại
2. Xoay cột sống cổ
- Ngồi thẳng lưng, xoay nhẹ đầu sang phải, mắt nhìn xuống vai, càng xa càng tốt
- Làm tương tự với bên còn lại, tránh thay đổi tư thế đột ngột
Thoái hóa cột sống lưng
1. Bài tập giãn cơ lưng
- Nằm ngửa trên sàn
- Duỗi thẳng một chân, chân còn lại nâng lên, gập gối sát ngực, gót chân hướng xuống sàn rồi hít thật sâu
- Duỗi chân về tư thế ban đầu, đồng thời thở ra
- Làm tương tự với bên còn lại
2. Tư thế châu chấu
- Nằm sấp trên sàn, đặt hai tay dọc cơ thể và hai chân khép lại, thở đều.
- Dùng sức nâng 2 chân và đầu lên cao, tay đan ra sau, nín thở và giữ trong khoảng 5 giây
- Thở ra từ từ rồi hạ chân xuống
- Thở đều, nghỉ trong 5 giây và làm tương tự với chân còn lại
3. Bài tập giữ cân bằng
- Quỳ gối, chống thẳng tay xuống sàn, đầu gối chụm lại, mũi chân hướng thẳng ra sau
- Giữ đầu và lưng thẳng rồi đưa tay phải về trước, rồi duỗi chân trái thẳng ra sau, hít sâu
- Hạ tay, chân xuống rồi trở về tư thế ban đầu, nhẹ nhàng thở ra
- Làm tương tự với bên còn lại
Tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu điều trị thoái hóa cột sống
Điều trị thoái hóa cột sống bằng liệu pháp tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu là liệu pháp được tin chọn trong nhiều năm trở lại đây nhờ hiệu quả từ gốc và độ an toàn tuyệt đối.
PRP sử dụng máu tự thân của chính người bệnh, trải qua quy trình thực hiện ly tâm, tách chiết và hoạt hóa với bộ dụng cụ chuyên dụng sẽ giúp thu về dung dịch tiêm là huyết tương giàu tiểu cầu đã hoạt hóa. Dung dịch này được tiêm vào lỗ liên hợp giữa các đốt sống bị thoái hóa. Với dồi dào các yếu tố tăng trưởng đã được hoạt hóa và Protein, sẽ giúp kháng viêm giảm đau, kích thích tái tạo tế bào mô mềm dây chằng và đĩa đệm, tăng cường lưu thông máu và bảo vệ không để cho thương tổn lây lan. Từ đó, giúp giảm dần tiến triển của bệnh.
Hiện nay, liệu pháp này được rất nhiều bệnh viện, phòng khám trên cả nước ứng dụng trong các liệu trình điều trị thoái hóa cột sống cho bệnh nhân.
Nhắc tới dụng cụ tách chiết PRP, không thể không nhắc tới bộ PRP KIT - NEW PRP PRO KIT của Geneworld. Đây là bộ KIT tích hợp đầy đủ quy trình tách chiết, cho phép thu về 6-8 lần huyết tương giàu tiểu cầu, định lượng sẵn chất hoạt hóa, hóa tối ưu các yếu tố tăng trưởng, đảm bảo hiệu quả điều trị.
NEW PRP PRO KIT được Bộ Y tế cấp phép lưu hành lần đầu tiên tại Việt Nam, đạt chuẩn GMP-FDA, ISO 13585-2016, vô trùng vô khuẩn tuyệt đối nên các bệnh viện, phòng khám và bệnh nhân hoàn toàn có thể an tâm sử dụng để thực hiện liệu pháp.
>>> Xem thêm: Phương pháp tiêm cấy PRP giá bao nhiêu? Địa chỉ thực hiện PRP uy tín
>>> Xem thêm: PRP bao lâu làm 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất
>>> Xem thêm: Review PRP huyết tương giàu tiểu cầu và những sai lầm thường gặp
Bên cạnh liệu pháp tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu, người bệnh nên kết hợp cùng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học, vận động hợp lý để nâng cao hiệu quả trị liệu.
Qua đây, Geneworld hy vọng đã giúp giải đáp được thắc mắc cho câu hỏi: Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? và các thông tin liên quan đến bệnh. Tìm hiểu thêm thông tin về liệu pháp điều trị thoái hóa cột sống và bộ KIT NEW PRP PRO KIT bằng cách liên hệ với Geneworld qua hotline 096 158 0039 ngay!
Bài viết liên quan
05 tác dụng nổi bật của tảo Spirulina trong cuộc sống
Tảo Spirulina được mệnh danh là loại dưỡng dược tinh hoa. Không chỉ nổi tiếng bởi hàm lượng dinh dưỡng vượt trội mà còn bởi những lợi ích to lớn đối với sức khỏe con người. Với nguồn gốc từ tảo xoắ...
Serum phục hồi da là gì? Khám phá top sản phẩm tốt nhất
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp phục hồi làn da tổn thương hoặc cải thiện sức khỏe tổng thể cho da, serum phục hồi da là giải pháp dành cho bạn. Khám về sâu hơn về serum phục hồi da để hiểu rõ hơn ...
Top sữa rửa mặt Bio tốt nhất được các chuyên gia khuyên chọn
Làm sạch là chìa khóa để duy trì làn da khỏe mạnh. Theo đó, việc lựa chọn sản phẩm làm sạch trở nên khó khăn khi các sản phẩm cùng ngành hàng ngày càng trở nên đa dạng. Sữa rửa mặt Bio với côn...