

Ghép tế bào gốc là gì? Cơ hội điều trị và rủi ro có thể gặp phải
Ghép tế bào gốc là gì? Cùng với sự phát triển của y học tái tạo, ghép tế bào gốc đang mở ra hy vọng sống mới cho hàng triệu bệnh nhân mắc các bệnh nan y khó chữa. Phương pháp này không chỉ giúp tái tạo tế bào, phục hồi tổn thương mà còn có khả năng “thay máu” toàn diện ở cấp độ tế bào. Song hành với tiềm năng là những thách thức và rủi ro cần được hiểu rõ. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm ghép tế bào gốc, cơ hội điều trị và gợi ý danh sách bệnh viện ghép tế bào gốc hàng đầu.
Ghép tế bào gốc là gì? Tại sao cần ghép tế bào gốc
Ghép tế bào gốc là quá trình đưa tế bào gốc khỏe mạnh vào cơ thể người bệnh để thay thế các tế bào đã bị tổn thương hoặc không còn khả năng hoạt động bình thường. Từ đó, giúp cải thiện và điều trị tình trạng thương tổn một cách hiệu quả, từ gốc. Liệu pháp phổ biến thường gặp nhất là ghép tế bào gốc tạo máu (Hematopoietic Stem Cell - HTC) từ tủy xương. Tế bào gốc sau khi được cấy vào sẽ giúp tái tạo lại hệ thống máu, miễn dịch hoặc mô bị tổn thương.
Tùy vào tình trạng bệnh và nguồn tế bào gốc được lựa chọn, mà quy trình thực hiện sẽ có sự khác nhau:
- Nguồn từ tủy xương: Thu thập tủy xương - tách tế bào gốc - nuôi cấy tăng sinh - truyền tế bào gốc trở lại cơ thể người bệnh - theo dõi điều trị.
- Nguồn từ máu ngoại vi: Lọc máu phân tách tế bào gốc - thu thập tế bào gốc - nuôi cấy tăng sinh - truyền tế bào gốc trở lại cơ thể người bệnh - theo dõi điều trị.
- Nguồn từ máu cuống rốn: Thu thập máu cuống rốn - phân tách tế bào gốc - truyền tế bào gốc vào cơ thể người bệnh - theo dõi điều trị.
- Nguồn từ mô mỡ: Thu thập mỡ - phân lập tế bào gốc - nuôi cấy tăng sinh - tiêm tế bào gốc vào vùng thương tổn - theo dõi điều trị.
Bệnh lý nào cần được ghép tế bào gốc?
Ghép tế bào gốc đang trở thành một trong những hướng đi đột phá trong y học hiện đại, mang lại hy vọng sống cho nhiều người mắc bệnh lý nặng, mãn tính hoặc không đáp ứng với điều trị thông thường. Tại Việt Nam hiện nay, công nghệ ghép tế bào gốc đã được ứng dụng rộng rãi trong điều trị hơn 100 loại bệnh khác nhau, bao gồm:
- Bệnh lý về máu: như bạch cầu cấp và mạn, đa u tủy xương, hội chứng loạn sản tủy, lymphoma ác tính…
- Suy tủy xương: tình trạng tủy mất khả năng sản sinh tế bào máu.
- U nguyên bào thần kinh: một loại ung thư phổ biến ở trẻ em.
- Thoái hóa khớp và các bệnh xương khớp mãn tính: giúp phục hồi tổn thương mô sụn và giảm đau kéo dài.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): cải thiện chức năng hô hấp, làm chậm tiến triển bệnh.
- Tiểu đường type 1: hỗ trợ tái tạo tế bào beta tuyến tụy, giúp kiểm soát đường huyết.
- Vết loét mãn tính lâu lành: như loét do tiểu đường, loét tỳ đè… thúc đẩy tái tạo và lành thương
- Xơ cứng teo cơ một bên (ALS) và một số bệnh lý thần kinh khác…
Trong đó, thành tựu điều trị các bệnh ung thư máu tại các cơ sở Bệnh viện Bạch Mai, Viện Huyết học - Truyền máu TW, Bệnh viện Trung ương Huế… được đánh giá cao, giúp cứu chữa, hồi sinh rất nhiều mảnh đời của bệnh nhân ung thư.
Lưu ý quan trọng khi ghép tế bào gốc
Lưu ý khi ghép tế bào gốc cùng rủi ro có thể gặp phải, giúp người bệnh cùng người thân chuẩn bị tốt nhất trước, trong và sau quá trình điều trị.
1. Chuẩn bị trước ghép
- Đánh giá sức khỏe toàn diện để đảm bảo đủ khả năng điều trị.
- Chọn nguồn tế bào gốc phù hợp, tương thích
- Chuẩn bị tinh thần trước điều trị
2. Trong quá trình ghép
- Chăm sóc vô khuẩn tuyệt đối để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng sau cấy ghép tế bào gốc
- Theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường cùng các phản ứng sau ghép để xử lý kịp thời
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cùng vệ sinh an toàn theo khuyến cáo của bác sĩ
3. Sau khi ghép
- Theo dõi biến chứng mãn tính như thải ghép, tổn thương gan, phổi, mắt…
- Tái khám định định kỳ để theo dõi nguy cơ tái phát, phục hồi miễn dịch
Rủi ro và biến chứng có thể gặp
- Biến chứng nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy yếu, rất dễ nhiễm vi khuẩn, virus nguy hiểm
- Thải ghép (GvHD) xảy ra ở ghép dị thân - tế bào gốc của người cho tấn công cơ thể người nhận
- Tái phát bệnh gốc: Bệnh ban đầu có thể quay trở lại nếu tế bào ác tính còn sót lại
- Rối loạn miễn dịch hậu ghép: Có thể gây viêm, tổn thương các mô khác
Ghép tế bào gốc mang lại cơ hội sống quan trọng cho nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý nặng. Tuy nhiên, đây là quá trình điều trị phức tạp, cần chuẩn bị kỹ càng về cả y học, tâm lý và tài chính. Việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ là yếu tố then chốt để tối ưu hiệu quả và hạn chế rủi ro.
Địa chỉ ghép tế bào gốc tại Việt Nam
Một số đơn vị bệnh viện giàu kinh nghiệm và được cấp phép trong điều trị bao gồm:
- Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương: Là đơn vị đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc tại Việt Nam, đặc biệt nổi bật trong ghép tế bào gốc tạo máu.
- Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. HCM: Một trong những cơ sở ghép tế bào gốc tạo máu lớn nhất khu vực phía Nam.
- Bệnh viện Trung ương Huế: Là một trong những bệnh viện lớn và có uy tín nhất trong việc điều trị các bệnh lý về máu và ung thư
- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh lý máu, cơ xương khớp, bỏng, thẩm mỹ và tái tạo mô.
- Bệnh viện Đại học Y dược: Nghiên cứu và điều trị bằng tế bào gốc trong các lĩnh vực cơ xương khớp, nội tiết, thần kinh…
- Bệnh viện Chợ Rẫy: Thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu cho bệnh nhân bạch cầu, suy tủy, u lympho…
- Bệnh viện Vinmec: Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp, chấn thương thể thao, tiểu đường, làm đẹp…
Qua bài viết này, Geneworld hy vọng đã giúp giải đáp được thắc mắc “ghép tế bào gốc là gì” và cung cấp thêm nhiều thông tin liên quan đến liệu pháp ghép tế bào gốc. Truy cập website geneworld.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác.
Bài viết liên quan
Gợi ý routine chăm sóc da với dòng mỹ phẩm sinh học Geneworld
Với xu hướng làm đẹp ngày càng đề cao tính an toàn và hiệu quả bền vững thì mỹ phẩm sinh học trở thành lựa chọn “best choice” được nhiều người tin tưởng. Geneworld - Thương hiệu mỹ phẩm sinh học vớ...
Tế bào gốc trong y học: Vai trò, thành tựu và thách thức
Tế bào gốc được ví như “chìa khóa vàng” của y học tái tạo, góp phần thay đổi cách tiếp cận điều trị truyền thống. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khám phá vai trò quan trọng của tế bào gốc trong y họ...
Ghép tế bào gốc là gì? Cơ hội điều trị và rủi ro có thể gặp phải
Ghép tế bào gốc là gì? Cùng với sự phát triển của y học tái tạo, ghép tế bào gốc đang mở ra hy vọng sống mới cho hàng triệu bệnh nhân mắc các bệnh nan y khó chữa. Phương pháp này không chỉ giúp tái...