Công nghệ sinh học là gì? Học công nghệ sinh học ra trường làm gì?
Công nghệ sinh học là gì? Với sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ, ngành công nghệ sinh học không chỉ mở ra những hướng đi mới trong nghiên cứu mà còn tạo nên nhiều sản phẩm hữu ích từ nguồn nguyên liệu bền vững. Vậy công nghệ sinh học là gì? Và sau khi học ngành này, bạn có thể làm gì? Hãy cùng khám phá trong bài viết này để tìm hiểu rõ hơn về tiềm năng của ngành học đầy triển vọng này!
Công nghệ sinh học là gì
Công nghệ sinh học là gì? Công nghệ sinh học (Biotechnology) là ngành khoa học và công nghệ liên quan đến việc sử dụng các tế bào, vi sinh vật để khai thác kiến thức, phát triển hoặc cải tiến các sản phẩm công nghệ cao phục vụ cho đa dạng các lĩnh vực.
Tại Việt Nam, ngành công nghệ sinh học được chú trọng phát triển trong nhiều năm qua, và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm làm đẹp, nông nghiệp, thực phẩm, chăn nuôi… Nhờ vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực cũng theo đó tăng cao.
Hiện nay, công nghệ sinh học đang là “ngành hot” được các bạn sinh viên theo đuổi nhiều nhờ phù hợp với xu hướng thời đại và gợi mở được sự thích thú khám phá trong học tập và thực tiễn.
Ứng dụng công nghệ sinh học
Thành tựu công nghệ sinh học được ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm:
1. Y học
- Phát triển thuốc và vaccine mới
- Liệu pháp gen, tế bào gốc và công nghệ chỉnh sửa gen để điều trị bệnh.
2. Làm đẹp
- Mỹ phẩm sinh học có nguồn gốc từ thiên nhiên an toàn, lành tính, cải thiện làn da từ bên trong
- Công nghệ lên men sinh học trong sản xuất mỹ phẩm, ứng dụng vi sinh vật để bảo vệ da và chăm sóc da nhạy cảm, liệu pháp tế bào gốc trong tái tạo, phục hồi và trẻ hóa làn da…
>>> Xem thêm: Mỹ phẩm sinh học là gì? Có tốt không?
3. Nông nghiệp
- Tạo giống cây trồng và vật nuôi biến đổi gen (GMO) kháng sâu bệnh, chịu hạn, tăng năng suất.
- Sản xuất phân bón sinh học, chế phẩm vi sinh cải thiện đất.
4. Công nghiệp thực phẩm
- Ứng dụng trong lên men, sản xuất enzyme để cải thiện hương vị và giá trị dinh dưỡng.
- Sản xuất thực phẩm chức năng và chất phụ gia an toàn.
5. Môi trường
- Sử dụng vi sinh vật xử lý chất thải, ô nhiễm đất, nước.
- Sản xuất nhiên liệu sinh học như biogas để giảm chất thải và tận dụng làm nhiên liệu điện - nhiệt.
6. Công nghiệp hóa học
- Phát triển các quy trình sinh học sản xuất hóa chất từ nguyên liệu sinh khối, thay thế dầu mỏ.
Học công nghệ sinh học ra trường làm gì?
Với thị trường lao động rộng mở cùng kiến thức phong phú, trực quan giúp cho ngành này thu hút lượng lớn sinh viên theo học. Tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học, các tân cử nhân/ kỹ sư có thể làm việc tại các vị trí như:
- Nghiên cứu viên về vi sinh vật học, di truyền học, y sinh, dược học ở các viện, TT nghiên cứu tại các bộ, ban, ngành, các trường ĐH.
- Nhân viên phát triển sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, TPCN, sản phẩm công nghệ sinh học…
- Kỹ thuật viên xét nghiệm tại các bệnh viện, trung tâm y tế và phòng khám.
- Kỹ thuật viên tại các phòng Lab nuôi cấy, phân tích, quản lý chất lượng của các trung tâm, công ty sản xuất
- Chuyên viên tại các cơ quan liên quan đến công nghệ sinh học thuộc các bộ, ban, ngành; các tổ chức phi chính phủ
GENEWORLD - Công ty ứng dụng công nghệ sinh học hàng đầu
Là một trong những công ty tiên phong ứng dụng công nghệ sinh học vào nghiên cứu và sản xuất, Geneworld được thành lập năm 2009 với nhiệm vụ phát triển dòng sản phẩm mỹ phẩm sinh học và y học tái tạo. Đến nay, công ty đã gặt hái nhiều thành công, tạo dựng được uy tín thương hiệu, mang tới nhiều dòng sản phẩm chất lượng tới người tiêu dùng và tạo việc làm cho nguồn nhân lực công nghệ sinh học chất lượng cao.
Đội ngũ nhân sự của Geneworld gồm các chuyên gia uy tín, giỏi chuyên môn, có tay nghề cao và được đào tạo chuyên sâu. Họ có tinh thần học hỏi, sáng tạo không ngừng để ứng dụng vào sản xuất. Với phương châm: Đầu tư chất lượng, cải tiến không ngừng, tập thể cán bộ, nhân viên Geneworld luôn nỗ lực mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm sản phẩm tốt nhất.
Một số sản phẩm mỹ phẩm công nghệ sinh học nổi bật của thương hiệu Geneworld: serum tế bào gốc từ dịch chiết tế bào gốc nhung hươu MEDIGEN, sữa rửa mặt dạng gel Bio Multi Cleansing, mặt nạ thải độc Bio Detox Mask… được người tiêu dùng ưa chuộng.
>>> Xem thêm: Kem chống nắng sinh học là gì? Top 3 loại kem chống nắng tốt nhất hiện nay
Geneworld là môi trường tiềm năng để gắn bó làm việc và phát triển bản thân, để theo dõi thông tin tuyển dụng mới nhất từ Geneworld, truy cập https://geneworld.vn/tuyen-dung nhé.
Qua bài viết này, Geneworld hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về công nghệ sinh học là gì, ra trường làm gì và những tiềm năng ứng dụng. Chúc các bạn sẽ có cơ hội học tập, trải nghiệm và gắn bó với ngành công nghệ sinh học.
Bài viết liên quan
Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả, cải thiện từ gốc
Thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động bình thường của người bệnh. Tình trạng này không chỉ làm xuất hiện các ...
Tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu điều trị thoái hóa khớp gối
Điều trị thoái hóa khớp gối với phương pháp tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu được đánh giá cao, đặc biệt là trong bối cảnh các phương pháp điều trị khác chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời. Phương...
Tìm hiểu phương pháp tiêm PRP là gì? Ưu nhược điểm khi tiêm PRP
Tiêm PRP là gì? Trong thế giới y học ngày nay, tiêm PRP dần trở thành một trong những phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả cho nhiều vấn đề sức khỏe. Từ thể thao đến thẩm mỹ, tiêm PRP thu hút ...