Lô hội: tác dụng, cách sử dụng và tác dụng phụ đối với cơ thể
Từ thời xa xưa, cây lô hội đã trở thành một loại nguyên liệu tốt với nhiều công dụng cho cơ thể. Gel lô hội chứa nhiều dưỡng chất nên thường dùng để dưỡng da và điều chế các loại thuốc trị bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn về cách sử dụng cho mỗi trường hợp và liệu loài cây này có gây ra tác dụng phụ gì cho cơ thể hay không. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Geneworld nhé!
Cây lô hội là gì?
Cây lô hội (nha đam) là loài cây thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Phi. Chính vì thế mà chúng có thể sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ trong mọi điều kiện dù là khắc nghiệt nhất như: khí hậu khô, đất cằn cỗi,... Cây lô hội còn là loài sống lâu năm, phần thân có thể hóa gỗ, lá cây lô hội mọc ra liên tục và bao quanh phần gốc ngắn, cũng vì vậy mà chúng còn được biết đến với tên gọi “cây bất tử”.
Xét về góc độ y học, cây lô hội có 2 bộ phận cực kỳ hữu ích. Đầu tiên là phần lá cây với lớp thịt rất dày, có dịch đặc dính (gọi là gel lô hội). Đây cũng là nơi chứa nhiều dưỡng chất tuyệt vời đối với làn da và nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Kế đến là phần mủ lô hội màu vàng, thường xuất hiện bên dưới vỏ cây. Theo nhiều nghiên cứu, mủ cây nha đam có tính nhuận tràng và thường được dùng để bào chế các loại thuốc dân gian trị táo bón.
Ngoài công dụng làm đẹp và chăm sóc sức khỏe, nha đam còn là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với các thành phần như: Vitamin C, vitamin E, vitamin A, canxi, magie, axit folic,... mang lại công dụng hỗ trợ giảm cân, tốt cho đường ruột và chống oxy hóa, dùng trong món chè, nước uống…
>> Xem thêm:
- Nha đam có tác dụng gì đối với sức khỏe và làm đẹp
- Nha đam có tác dụng gì cho da mặt? Cách làm đẹp da từ nha đam
Tác dụng của lô hội đối với cơ thể
Nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao cùng nhiều hoạt chất có lợi, lô hội được ví như bài thuốc quý đối với cơ thể. Dưới đây là những tác dụng nổi bật của loài cây này:
Giúp làm giảm ợ nóng
Chứng ợ nóng thường xảy ra khi lượng axit trong dạ dày tăng cao, về lâu dài dễ dẫn đến đau/ viêm loét dạ dày. Gel lộ hội là nguyên liệu giàu tính kiềm nên có khả năng trung hòa môi trường axit và đưa chúng về trạng thái cân bằng. Sử dụng nước ép nha đam thường xuyên có thể giúp bạn giảm đau và dịu đi cơn ợ nóng khó chịu, thậm chí nha đam còn giúp các vết loét dạ dày nhanh lành hơn.
Gel lô hội chữa lành vết bỏng
Với đặc tính thanh mát và nhiều thành phần dưỡng ẩm, gel lô hội chính xác là phương thuốc trị bỏng hữu hiệu và lành tính. Ngoài ra, loài cây này còn có nhiều hoạt chất kháng viêm như: axit salicylic, enzyme bradykinase, chromone C-glucosyl,... hỗ trợ vết bỏng mau khô và hạn chế nhiễm trùng.
>> Xem thêm: Dưỡng ẩm có tác dụng gì? 7 lợi ích khi dùng kem dưỡng ẩm cho da
Gel lô hội giúp chăm sóc răng miệng
Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng gel nha đam có tác dụng trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Với hàm lượng vitamin C dồi dào, chất dịch trong suốt của thịt lô hội có thể ngăn ngừa các mảng bám trên răng. Mặt khác, chúng cũng rất hữu ích trong các trường hợp như: sưng nướu, chảy máu chân răng,...
Nước ép lô hội giảm lượng đường trong máu
Vào năm 2006, một bài đăng trên “Biological and Pharmaceutical Bulletin” đã cho thấy lô hội thực sự có hiệu quả đối với triệu chứng đái tháo đường tuýp 2. Khi thực hiện thí nghiệm trên động vật, các bác sĩ đã quan sát thấy lượng đường huyết của chuột giảm đi đáng kể khi được tiêm phytosterol (một hoạt chất trong lô hội). Do đó, các bệnh nhân tiểu đường thường được bác sĩ khuyên dùng các thực phẩm từ nha đam trong khẩu phần ăn của mình.
Gel lô hội làm dịu da và dưỡng ẩm
Gel lô hội rất giàu các loại vitamin E và A nên được đánh giá là phương pháp trị cháy nắng và làm dịu da một cách nhanh chóng. Chất aloin trong chất dịch nhầy của lô hội có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và cung cấp độ ẩm dồi dào cho các làn da khô/ mất nước. Nhờ công dụng vượt trội này mà cây nha đam đã trở thành bí kíp dưỡng da của phụ nữ từ nhiều thế kỷ trước.
>> Xem thêm:
- Top 11 kem dưỡng ẩm phục hồi da, giảm kích ứng tốt nhất
- Top 11 loại serum dưỡng ẩm cho da tốt nhất hiện nay
Gel lô hội giúp điều trị mụn
Với các thành phần thiên nhiên an toàn, gel lô hội còn được nhiều chị em tận dụng như một liệu pháp điều trị mụn organic ngay tại nhà. Khi xuất hiện các nốt mụn viêm, mụn sưng bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng gel nha đam để làm dịu da cấp tốc. Các dưỡng chất có trong cây nha đam sẽ giúp kháng viêm, tình trạng mụn được cải thiện một cách rõ rệt.
Lô hội hỗ trợ cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Cuối cùng, lô hội còn có khả năng cải thiện hệ tiêu hóa bởi loại cây này có chứa các enzyme đường phân giúp làm vỡ các chất béo xấu tích tụ. Nước ép nha đam cũng rất tốt cho hội chứng ruột kích thích, giúp cân bằng độ pH dạ dày và giảm thiểu các nguy cơ viêm loét/ co thắt đường ruột.
Tác dụng của lô hội trong điều trị các bệnh khác
Bên cạnh những công dụng tuyệt vời kể trên, lô hội còn góp phần điều trị một số loại bệnh lý khác chẳng hạn:
- Bệnh vẩy nến: Các loại kem bôi chiết xuất từ nha đam (khoảng 0.05%) có thể điều trị các vết vẩy nến triệt để. Bạn nên sử dụng liên tục 1 tháng để thấy rõ kết quả.
- Bệnh táo bón: Thường xuyên bổ sung từ 1-2 cốc nước ép lô hội mỗi tuần giúp hệ tiêu hóa thêm khỏe mạnh, nhuận tràng và giảm hẳn chứng táo bón khó chịu.
- Giảm các vết nứt ở hậu môn: Thoa kem nha đam liên tục trong ngày lên vùng da tổn thương giúp vết nứt nhanh lành và giảm tình trạng xuất huyết.
- Chữa lành mụn rộp sinh dục: Để tăng hiệu quả chữa lành, bạn nên bôi kem với chiết xuất lô hội mỗi ngày. Các nốt mụn rộp sẽ được làm dịu nhanh chóng và hoàn toàn biến mất.
Cách sử dụng cây lô hội hiệu quả
Cây lô hội có rất nhiều cách dùng khác nhau tùy vào mục đích sử dụng và nhu cầu của mỗi người. Những cách dùng hiệu quả nhất có thể kể đến:
- Dùng gel nha đam tươi trực tiếp trên da để làm dịu vết cháy nắng, vết bỏng nhẹ hoặc côn trùng đốt.
- Phần thịt lô hội sau khi sơ chế và rửa sạch nhớt có thể dùng như một món ăn ngon và thanh mát.
- Các loại kem bôi nha đam dùng để trị bệnh ngoài da nên có hàm lượng từ 0.05%.
- Để chữa các bệnh đường ruột, nên sử dụng 100-200mg nước ép hoặc 50mg gel lô hội mỗi ngày.
- Trị mụn trứng cá hoặc các loại mụn viêm khác cần dùng gel bôi chứa 50% nha đam mỗi 2 lần/ngày.
- Để hỗ trợ giảm cân, bạn có thể dùng khoảng 147mg mỗi ngày.
- Thoa 5mg gel hai bên má hoặc uống 20ml nước ép nha đam mỗi ngày và thường xuyên trong 3 tháng có thể cải thiện chứng xơ hóa niêm mạc miệng.
- Sử dụng nha đam cho bệnh nhân tiểu đường vẫn chưa có liều lượng xác định, bạn cần kết hợp với ý kiến bác sĩ để có câu trả lời chính xác.
- Kết hợp nha đam cùng các thành phần khác như dầu dừa, dầu oliu, mật ong,.. có thể thu được hỗn hợp dưỡng ẩm hoàn hảo cho tóc và da đầu.
Tại Geneworld, để điều trị các vấn đề về da và mong muốn người dùng sử dụng sản phẩm làm đẹp từ nha đam tiện lợi hơn, các nhà nghiên cứu đã ứng dụng công nghệ sinh học và sản xuất ra các sản phẩm chứa thành phần nha đam organic, phục vụ nhu cầu làm đẹp hiệu quả.
Một số loại mỹ phẩm organic của thương hiệu mỹ phẩm sinh học Geneworld có chứa nha đam Organic mà bạn nên tham khảo:
- Gel rửa mặt Bio Multi Cleansing làm sạch sâu bụi bẩn, bã nhờn tích tụ, hỗ trợ cân bằng da. Sản phẩm được chiết xuất từ nha đam, gạo tấm mang phôi và dầu dừa…
- Mặt nạ thải độc Bio Detox Mask thanh lọc da, tăng cường năng lượng cho da bừng sáng. Sản phẩm đặc trưng với thành phần lô hội, đông trùng hạ thảo và Hyaluronic Acid.
- Mặt nạ thải độc Bio Sensitive Mask cho da nhạy cảm, giúp thanh lọc, làm dịu và ngăn ngừa kích ứng do mỹ phẩm. Bio Sensitive Mask được chiết xuất từ các thành phần nha đam, đông trùng hạ thảo, vỏ cây núc nác, lá bỏng…
Tác dụng phụ khi sử dụng cây lô hội
Cây nha đam cũng có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng với liều lượng cao. Theo đó, khi bạn sử dụng liên tục từ 1 gram lô hội trở lên trong vài ngày có thể dễ đến tình trạng suy thận cấp hoặc thậm chí gây tử vong. Mủ cây nha đam cũng có nguy cơ gây ung thư nếu dùng không đúng cách.
Uống nha đam với hàm lượng lớn trong thời gian dài không mang lại tác dụng chữa bệnh mà còn gây nên các phản ứng ngược cực kỳ nguy hiểm. Những người mắc các vấn đề về tim mạch, thận hoặc mất cân bằng điện giải là đối tượng không nên sử dụng nước ép từ lô hội.
Mặt khác, gel lô hội cũng được khuyến cáo không nên dùng với các vết bỏng nặng hoặc tình trạng mụn viêm nghiêm trọng vì rất dễ gây kích ứng. Nha đam cũng được cảnh báo nguy hiểm với trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Các thành phần có trong nha dam còn làm chậm hoặc ức chế tác dụng của một số loại thuốc, từ đó cản trở quá trình điều trị bệnh. Bạn nên thăm hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có ý định dùng nha đam song song với thuốc đặc trị.
Trên đây là một số thông tin về cây lô hội: tác dụng, cách dùng hiệu quả cũng như một số tác dụng phụ của chúng. Hy vọng rằng, Geneworld đã giúp bạn biết thêm những kiến thức thực sự bổ ích. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm dưỡng da organic, đừng quên truy cập vào website Geneworld để biết thêm chi tiết nhé!
>> Xem thêm:
- 5 cách làm đẹp da mặt bằng nha đam đơn giản và hiệu quả nhất
- 5+ loại mặt nạ thiên nhiên trị mụn cho da tốt và hiệu quả nhất tại nhà
Bài viết liên quan
Tiêm PRP có tác dụng gì trong điều trị rụng tóc, hói đầu
Tiêm PRP có tác dụng gì? Trong ngành chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe, tiêm PRP trị rụng tóc được ưa chuộng nhờ tính an toàn, hiệu quả và khả năng cải thiện tự nhiên tình trạng rụng tóc. Cùng với sự ph...
Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả, cải thiện từ gốc
Thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động bình thường của người bệnh. Tình trạng này không chỉ làm xuất hiện các ...
Tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu điều trị thoái hóa khớp gối
Điều trị thoái hóa khớp gối với phương pháp tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu được đánh giá cao, đặc biệt là trong bối cảnh các phương pháp điều trị khác chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời. Phương...