Da nhạy cảm là gì? Cách nhận biết và chăm sóc làn da nhạy cảm
Da nhạy cảm là tình trạng da rất dễ bị kích ứng bởi một số tác nhân bên trong và bên ngoài. Nếu không được chăm sóc đúng cách thì tình trạng này sẽ kéo dài gây cảm giác khó chịu và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ở da. Vậy nguyên nhân khiến da nhạy cảm là gì và các bước chăm sóc da nhạy cảm như thế nào? Cùng tìm hiểu các vấn đề này qua bài viết dưới đây!
Da nhạy cảm là gì?
Da nhạy cảm là làn da dễ bị kích ứng, ngứa, châm chích, căng đỏ,... sau khi tiếp xúc với thức ăn, bụi bẩn, hóa chất trong mỹ phẩm hoặc các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Da nhạy cảm gồm nhiều vùng da trên cơ thể như da mặt, da tay hay da đầu. Những ai chẳng may sở hữu làn da này cần phải biết cách chăm sóc da vào những ngày thời tiết giao mùa và cẩn trọng trong việc chọn mỹ phẩm dưỡng da.
Dấu hiệu nhận biết da nhạy cảm
Các dấu hiệu nhận biết da nhạy cảm là gì? Theo các chuyên gia da liễu, da nhạy cảm thường có một số dấu hiệu sau đây:
- Kết cấu da mỏng có thể nhìn thấy các đường mạch máu bên dưới da.
- Làn da hơi căng, ửng đỏ và gây cảm giác khó chịu.
- Cảm thấy hơi đau rát khi chạm tay vào.
- Dưới thời tiết lạnh giá da bị khô và cần bổ sung thêm nước.
- Mùa hè da bị nhờn vì tiết dầu nhiều.
- Dễ bị dị ứng khi uống bia rượu hoặc ăn thực phẩm cay.
- Các vùng da mặt không đồng nhất, bị khô và bong tróc vảy.
- Dễ phản ứng với các loại mỹ phẩm chăm sóc da có chứa các thành phần hóa học gây kích ứng.
- Khi tiếp xúc với nước nóng hoặc nước quá lạnh thì da dễ bị mẩn đỏ và khô.
Nguyên nhân khiến da nhạy cảm là gì?
Nguyên nhân bên trong
- Do hàng rào độ ẩm bị phá vỡ và hàm lượng ceramides thấp - các lipid nhỏ giúp điều chỉnh quá trình phục hồi trên da.
- Thay đổi nội tiết tố cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến da. Nếu bạn đã từng điều trị ung thư thì có thể nhận thấy những mảng da khô, ngứa do tác dụng phụ của thuốc.
- Dị ứng với các loại thực phẩm như đường, bơ sữa, chất phụ gia và trứng nhưng không được điều trị dẫn đến da bị viêm và phát ban.
- Đổ mồ hôi quá nhiều hoặc thiếu nước khiến da bị khô.
Nguyên nhân bên ngoài
- Sự thay đổi thời tiết và nhiệt độ làm tăng tính nhạy cảm của da. Ở thời tiết lạnh, các tuyến hoạt động bên trong da giảm tiết các chất cần thiết để duy trì màng axit bảo vệ, dẫn tới tình trạng da bị khô. Còn vào những ngày thời tiết nắng nóng, da sản sinh nhiều mồ hôi khiến da bị khô.
- Sử dụng nhiều xà phòng và chất tẩy rửa có các thành phần hoạt tính bề mặt có thể gây tổn thương đến bề mặt của da, loại bỏ các lipids bảo vệ da và gây ra sự mất cân bằng độ pH của da.
Các bước chăm sóc làn da nhạy cảm
Sau khi đã biết da nhạy cảm là gì, hãy cùng tìm hiểu các bước chăm sóc da nhạy cảm hiệu quả dưới đây:
Nước tẩy trang cho da nhạy cảm
Bạn hãy lựa chọn các loại tẩy trang có thành phần dịu nhẹ để giúp giảm viêm và kích ứng da. Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm có chứa hương liệu hoặc hóa chất gây kích ứng da. Bạn nên sử dụng nước tẩy trang 1 lần/ngày, vào buổi tối trước khi làm sạch sâu.
Lựa chọn sữa rửa mặt cho da nhạy cảm
Chọn sữa rửa mặt cho da nhạy cảm cần chú ý đến các sản phẩm có tính dịu nhẹ và không chứa các hạt nhỏ với mục đích tẩy da chết. Các hạt nhỏ này sẽ tạo sự cọ xát, dễ gây tổn thương cho da nhạy cảm. Đặc biệt, bạn không nên sử dụng sữa rửa mặt có chứa acid salicylic, alpha hoặc beta hydroxy acid. Những thành phần hóa học này đều có công dụng tẩy da chết khá mạnh nên không phù hợp với làn da nhạy cảm.
Hiện nay, các tín đồ làm đẹp rất ưa chuộng các loại mỹ phẩm organic. Trong đó, Gel rửa mặt Bio Multi Cleansing của thương hiệu mỹ phẩm sinh học Geneworld được đánh giá cao về bảng thành phần lành tính và an toàn với người dùng. Sản phẩm sử dụng 100% nguyên liệu từ thiên nhiên như chiết xuất gạo tấm mang phôi, dầu dừa, dầu cám gạo,... giàu phức hợp dưỡng chất, không gây kích ứng cho làn da nhạy cảm và đảm bảo an toàn cho người dùng.
Đắp mặt nạ thải độc cho da nhạy cảm
Bạn nên lựa chọn loại mặt nạ có chất kem mỏng nhẹ, thấm hút nhanh và không để lại cảm giác nhờn rít, chẳng hạn như mặt nạ phục hồi và thải độc da Bio Sensitive Mask. Đây là dòng sản phẩm được thiết kế dành riêng cho làn da nhạy cảm, giúp làm dịu, phục hồi da sáng khỏe và không gây kích ứng. Sản phẩm được chiết xuất từ các nguyên liệu organic như lá bỏng, vỏ núc nác, kim ngân hoa,... có tác dụng kháng viêm và ức chế giai đoạn cấp tính của phản ứng viêm.
Chọn kem dưỡng ẩm cho da nhạy cảm
Đối với việc lựa chọn kem dưỡng ẩm cho da nhạy cảm, bạn nên ưu tiên các sản phẩm có chiết xuất từ tự nhiên như chiết xuất tảo xoắn Spirulina, lô hội, dầu olive, dầu jojoba... Các thành phần tự nhiên này không chỉ an toàn mà còn có khả năng cấp ẩm rất tốt cho làn da nhạy cảm.
Sau quá trình dày công nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại mới, các nhà khoa học của Geneworld đã cho ra đời Serum cấp ẩm đa tầng chuyên sâu M-Factor Intensive. Với bảng thành phần lành tính gồm Glycogen, Glycerin, Spirulina Amino Acid, Spirulina Amino Acid,... sản phẩm giúp tái cấu trúc & hồi sinh da mỏng yếu/ nhạy cảm, tăng cường hệ miễn dịch, củng cố biểu bì và hàng rào bảo vệ tự nhiên của da.
Kem chống nắng cho da nhạy cảm
Để việc chăm sóc da nhạy cảm đạt hiệu quả tối ưu, bạn không thể bỏ qua kem chống nắng. Bên cạnh công dụng bảo vệ da tránh khỏi các tác động từ tia nắng thì chúng còn giúp làn da không bị bỏng rát. Đối với làn da nhạy cảm, bạn nên lựa chọn các loại kem chống nắng có thành phần SPF từ 30 trở lên.
Trên thị trường có nhiều loại kem chống nắng từ nhiều thương hiệu khác nhau. Trong đó, kem chống nắng G - BLOCK của Geneworld được các chuyên gia da liễu khuyên dùng bởi sự lành tính, không gây kích ứng và bảo vệ da tuyệt đối. Đây là dòng kem chống nắng vật lý phổ rộng công nghệ sinh học được nghiên cứu dành riêng cho làn da nhạy cảm. Sản phẩm giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, đồng thời giúp cấp ẩm làm dịu da và hồi phục da nhanh hơn.
Lưu ý khi lựa chọn mỹ phẩm cho da nhạy cảm
Lựa chọn mỹ phẩm an toàn cho da nhạy cảm là yếu tố tiên quyết để chăm sóc và bảo vệ da nhạy cảm tốt nhất. Các chị em đừng bỏ qua 04 lưu ý dưới đây:
- Test thử trước khi quyết định chọn mỹ phẩm: Trước khi quyết định sử dụng loại mỹ phẩm mới, bạn nên thoa thử một ít sản phẩm vào vùng da dưới cánh tay và theo dõi 48 giờ. Nếu thấy vùng da đó không có bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm.
- Ưu tiên dùng mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên: Các loại mỹ phẩm hữu cơ luôn tốt cho làn da nhạy cảm. Bởi vì, chúng không chứa các thành phần hóa học, không gây bào mòn da nhưng vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho da.
- Tránh xa các loại sữa rửa mặt tạo bọt: Bọt trong sữa rửa mặt có thể làm khô da và loại bỏ lớp dầu tự nhiên bảo vệ bạn. Hãy chọn sữa rửa mặt dạng gel dịu nhẹ, không có mùi thơm để có làn da khỏe mạnh hơn.
- Tránh các sản phẩm ngăn ngừa lão hóa da: Những người sở hữu làn da nhạy cảm nên tránh xa các thành phần chống lão hóa như axit glycolic, axit alpha hydroxy và retinol. Tất cả các thành phần này đều có thể gây kích ứng và làm yếu da nhạy cảm. Thay vào đó, hãy giữ cho làn da trẻ khỏe bằng cách dưỡng ẩm thường xuyên với các sản phẩm có chứa các thành phần tự nhiên như chiết xuất từ nấm men và yến mạch.
Hy vọng qua bài viết này các chị em đã hiểu rõ hơn da nhạy cảm là gì và cách chăm sóc da nhạy cảm phù hợp. Đừng quên truy cập Geneworld để tham khảo nhiều bài viết chăm sóc da và lựa chọn các loại mỹ phẩm organic đang được ưa chuộng hiện nay.
Bài viết liên quan
Tiêm PRP có tác dụng gì trong điều trị rụng tóc, hói đầu
Tiêm PRP có tác dụng gì? Trong ngành chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe, tiêm PRP trị rụng tóc được ưa chuộng nhờ tính an toàn, hiệu quả và khả năng cải thiện tự nhiên tình trạng rụng tóc. Cùng với sự ph...
Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả, cải thiện từ gốc
Thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động bình thường của người bệnh. Tình trạng này không chỉ làm xuất hiện các ...
Tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu điều trị thoái hóa khớp gối
Điều trị thoái hóa khớp gối với phương pháp tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu được đánh giá cao, đặc biệt là trong bối cảnh các phương pháp điều trị khác chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời. Phương...